Lá Thư Đầu Năm Mậu Tuất của Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính thưa quý vị,

Đất nước Việt Nam của chúng ta lại vừa trải qua một năm 2017 với nhiều sự kiện đáng quan tâm. Đầu tiên, mặc dù đã loại được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng phe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải củng cố quyền lực nên đã mượn tiếng đánh tham nhũng để thanh trừng nội bộ. Những vụ bắt bớ, xử án, bỏ tù và kể cả tử hình như vụ án ngân hàng Đại Dương, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng v.v. đều là thủ đoạn của cánh Nguyễn Phú Trọng và được khoác cho chiếc áo “đánh tham nhũng”. Dĩ nhiên tham nhũng là một vấn nạn to lớn cho đất nước cần phải diệt trừ nhưng làm sao có thể diệt được khi tham nhũng chính là phương tiện để nuôi dưỡng bộ máy độc tài. Diệt tham nhũng thì chẳng khác gì tự đập bể đảng CSVN, cho nên đánh tham nhũng thật sự chỉ là trò tuyên truyền để thanh toán lẫn nhau.

Kế đến, chế độ đang rất quan tâm về lãnh vực kinh tế vì nếu lâm khủng hoảng thì chế độ sẽ lung lay và có nguy cơ sụp đổ. Nhưng nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối diện với hai vấn đề lớn. Đó là liên tục trong 5 năm liền ngân sách bị thiếu hụt vượt quá mức 6% của tổng sản phẩm nội địa hay GDP, và nợ công đã vượt quá mức 65% GDP do quốc hội ấn định. Để giải quyết, chế độ phải áp dụng biện pháp giảm chi kể cả đuổi việc nhân viên chính phủ, tăng nhiều loại thuế trung bình khoảng 12%, và bán một số công ty quốc doanh để có tiền cầm cự. Chúng ta thấy nhiều công ty đã bị bán như Vinamilk, Saigon Beer, Hanoi Beer Beverage Corporation, Vietnam Airlines, PetroVietnam và Vinatex. Điều rất đáng quan ngại là việc bán cho tư nhân những công ty quốc doanh là cơ hội để tài sản đất nước bị chia chác, bán rẻ vào tay những đám tư bản đỏ và quan chức chính quyền.

Sau cùng, chính guồng máy độc tài, tha hóa và nhũng lạm của chế độ CSVN là nguyên nhân của bất ổn xã hội và kinh tế bấp bênh. Nếu thật sự muốn giải quyết thì chỉ có một cách là phải có một chính quyền dân chủ, tam quyền phân lập do người dân chọn lựa; và một xã hội có luật pháp nghiêm minh, nhân quyền và dân quyền được tôn trọng. Chính vì vậy chế độ lúc nào cũng lo ngại những tổ chức đấu tranh dân chủ sẽ cùng với người dân đứng lên đòi công lý. Do đó chế độ đã mạnh tay đàn áp nhiều hơn từ đầu năm 2016. Mặc dù đây là đợt đàn áp lớn thứ ba trong vòng 10 năm qua từ 2007 đến nay, nhưng so với trước đây đợt đàn áp lần này được đánh dấu bởi nhiều bản án nặng đối với những người đấu tranh cho dân chủ.

Nhìn lại 2017 thì quả là một năm có nhiều khó khăn cho chế độ vì một mặt phải giải quyết những tranh giành trong nội bộ, một mặt phải cố giữ cho nền kinh tế không lâm khủng hoảng bằng những biện pháp sẽ gây thiệt hai thêm cho đất nước và đời sống của người dân trên đường dài. Ngược lại, vì gặp khó khăn nên chế độ đã gia tăng đàn áp không những đối với phong trào dân chủ mà đối với người dân luôn nữa để giảm thiểu rủi ro.

Kính thưa quý vị,

Trong một đất nước khi tất cả mọi quyền lực đều tập trung vào trong tay của một nhóm người, thì lấy ai để giám sát và trừng phạt họ nếu có sai phạm? Nếu không có một tiếng nói trung thực nào để lên tiếng báo động, không có một tổ chức nào đứng giữa để kiểm soát, hoặc không có một cơ quan nào độc lập để phán xét thì làm sao người dân có thể tin được là nhà nước và đảng Cộng sản sẽ tự kiểm soát và sửa trị công minh những lỗi lầm của họ. Nói cách khác, nếu không thật sự có dân chủ thì đất nước của chúng ta sẽ tiếp tục chìm đắm trong bất công và sai trái.

Tất cả chúng ta ai cũng chỉ muốn có được một cuộc sống sung túc, được dậy dỗ con cái trong một xã hội lành mạnh, không có cảnh lúc nào cũng sợ bị công an hay chính quyền gây phiền nhiễu, làm gì cũng phải lo lót trước sau. Không còn cảnh mạnh được yếu thua trong xã hội, ai có tiền, ai quen biết lớn thì mặc sức làm gì cũng được. Những tệ trạng như tham nhũng, ức hiếp, hoặc bất tuân luật lệ đang xảy ra hằng ngày phải chấm dứt. Chúng ta không thể để cho những tệ trạng này tồn tại quá lâu đến độ trở thành một tập quán, khiến mọi người trở nên dửng dưng và xem như là bình thường.

Xa hơn nữa, chúng ta muốn thấy đất nước Việt Nam vững mạnh, không bị nước láng giềng chèn ép. Từng tấc đất, từng nhánh sông, từng hòn đảo là cả một gia tài của cha ông để lại. Ngày hôm nay đất nước ta đang bị Trung Quốc xâm lấn một cách ngang nhiên. Họ đã lấy của ta Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, và ải Nam Quan. Họ đưa người vào khắp nơi trên đất nước, tự lập ra những khu vực riêng như là đất của họ. Chúng ta phải ngưng ngay lập tức sự mất mát to lớn này. Chúng ta phải đòi hỏi những người lãnh đạo chịu trách nhiệm trước dân tộc và phải có phản ứng thích hợp đối với Trung Quốc.

Anh chị em đảng viên Việt Tân có cùng những mong muốn như tất cả mọi con dân Việt. Đảng viên Việt Tân cũng là những người bạn, là láng giềng, là người thân đang sống chung quanh quý vị. Chúng tôi quyết tâm tranh đấu để đạt hai mục tiêu cốt lõi:

  • Xây dựng một nền dân chủ đích thực, nơi đó người dân có toàn quyền tự do chính trị, toàn quyền chọn lựa và thay thế những người lãnh đạo đất nước, và
  • Canh tân đất nước để tạo dựng một xã hội bình đẳng, một môi trường sống lành mạnh và đạo đức, mọi người được tôn trọng và không lo sợ bị chèn ép, ức hiếp.

Với quyết tâm đó, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính gửi đến quý vị lời cảm tạ chân thành vì những hỗ trợ từ tinh thần đến vật chất quý vị đã dành cho đảng Việt Tân trong năm qua. Và trước thềm Xuân Mậu Tuất, xin kính gửi đến quý vị lời cầu chúc an lành, thịnh vượng và nhiều thắng lợi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua mọi thách đố, và sớm thành công trên con đường tranh đấu chấm dứt độc tài để xây dựng một đất nước Việt Nam tiến bộ và giàu mạnh.

Trân trọng kính chào quý vị.

Đỗ Hoàng Điềm
Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.