Lại đổ tiền “chống khủng bố” xuống sông Hồng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi xoay trở đủ đường mà vẫn không biết làm sao dán nhãn “khủng bố” lên các đảng viên Việt Tân xuất hiện kêu gọi chống hiểm họa Bắc Triều tại vườn hoa Lý Thái Tổ, giữa lòng Hà Nội ngày 9/10 vừa qua, các quan chức CSVN đành xoay qua đóng một vở kịch cực lớn trên sông Hồng để trấn an lẫn nhau.

Vào ngày 10/11/2010, tức vừa đúng 1 tháng sau, hầu hết báo đài nhà nước đồng loạt đưa tin về cuộc diễn tập chống khủng bố “VT” ở đoạn sông Hồng chảy ngang Hà Nội. Điều làm người đọc thấy chán khá nhanh là mọi tờ báo đều chỉ đăng từ MỘT bài viết. Các phóng viên chẳng thu thập được chi tiết nào cả mà chỉ đổi thứ tự các câu từ một bài viết duy nhất. Ngay cả hình ảnh cũng phải dùng chung vì cùng từ một nguồn cung cấp. Các chi tiết trong “tình huống giả định” xuất hiện trên mọi tờ báo càng làm người đọc cảm thấy đây là một vở kịch tuyên truyền được sắp xếp sẵn để tạo ấn tượng chứ không phải một cuộc tập dượt quân sự. Vì trên thế giới, chẳng có cơ quan chống khủng bố nghiêm chỉnh nào lại chia xẻ đồng loạt cho báo chí loại chi tiết như vậy.

Tuy vậy, màn kịch đồ sộ này tốn kém không nhỏ. Tại hiện trường có 2 đại tướng đóng vai chính là Lê Hồng Anh, Bộ Trưởng Công An và Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng. Chung quanh họ là hàng loạt các thứ trưởng, các tướng tá công an và quân đội, các trưởng phòng, trưởng cục, trưởng sở, và 900 diễn viên phụ trên sông nước. Hiển nhiên, toàn bộ các diễn viên này và vô số các nhân viên hậu cần ở sau sân khấu phải tập tành trong suốt một tháng qua. Chỉ tính rất thoáng, số tiền chi phí đã dễ dàng lên đến hàng chục triệu mỹ kim.

Nhưng toàn bộ số tiền quí giá trong một nước nghèo đó đều trôi theo nước sông Hồng ra biển vì mọi mục tiêu của cuộc diễn tập đều không đạt. Trước hết là mục tiêu trấn an nội bộ. Chính những người cho tổ chức màn kịch qui mô này biết rõ họ đang đánh gió, đang chém vào khoảng không. Các lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ ngày nay, kể cả đảng Việt Tân, đều không chọn phương thức chiến tranh quân sự. Họ chẳng dại gì đi vào lãnh vực mà đối phương có ưu thế tuyệt đối. Do đó, giới lãnh đạo CSVN biết họ đang tung ra đủ loại sở trường, múa đủ loại quyền cước trong một đấu trường vắng lặng, KHÔNG CÓ đối thủ. Dân tộc đang đánh họ ở những nơi khác và bằng nhiều cách khác. Chính nhận thức này khiến hàng ngũ quan chức bối rối và tiếp tục run rẩy trong lòng vì trong đấu trường Bất Bạo Động, các phương tiện hùng hổ mà họ sở trường đều hầu như hoàn toàn vô dụng. Thực tế này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà đã diễn đi diễn lại ở gần 40 nước chỉ trong 50 năm qua. Khi các chế độ độc tài tại Ấn Độ, Chí Lợi, Philippines, Nam Dương, Ba Lan, và ngay cả Liên Xô xụp đổ, guồng máy bạo hành hầu như còn nguyên vẹn.

Trò trấn an nội bộ bằng cách đem súng ống ra chùi rửa làm người ta nhớ đến cuộc diễn binh rầm rộ tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tức cộng sản Đông Đức) trước đây dưới sự chủ tọa của Tổng Bí Thư Erich Honecker và có Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tham dự. Không đầy một tháng sau đó, cả ông Honecker lẫn chế độ độc tài của ông đều đi vào quá khứ lịch sử.

Kế đến là mục tiêu hù dọa dân chúng của vở kịch sông Hồng cũng chẳng đi đến đâu và nhiều phần phản tác dụng. Dĩ nhiên đối với giới ngoại giao tại Hà Nội và công luận quốc tế thì nỗ lực dán nhãn đảng Việt Tân là khủng bố đã quá nhàm và thành trò cười từ lâu. Nhưng đối với người dân Việt Nam, những nhà soạn kịch “Sông Hồng” cũng không dám “hù” quá. Tên đảng Việt Tân chỉ dám viết tắt là “VT” trên báo chí và các chi tiết đưa ra chỉ toàn mang tính ám chỉ. Rõ ràng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn lo ngại đang quảng cáo không công đảng Việt Tân. Câu hỏi hiển nhiên trong đầu người đọc hiện ra: Việt Tân là ai mà toàn bộ dàn giáo từ cấp đại tướng, cấp bộ trưởng, cấp thành viên Bộ Chính Trị phải công khai tạo hình ảnh đối phó như thế. Câu hỏi đó chỉ khiến nhiều người dân muốn tìm hiểu thêm cái phương thức đấu tranh mà đảng Việt Tân đề nghị. Kế đến, cách soạn giả vở kịch “Sông Hồng” cũng sợ các kênh thông tin, các báo đài lề phải tung ra nước ngoài sẽ bị kiện và bị phạt nặng về tội vu khống. Nay là thời đã có ký kết và ràng buộc trách nhiệm pháp lý hẳn hoi giữa Việt Nam và quốc tế. Chính phủ các nước cũng biết trương mục của các công ty quốc doanh và nhà nước CSVN nằm ở đâu. Kết quả là trên mọi tờ báo đăng kịch “Sông Hồng”, giới cầm quyền Hà Nội chọn thái độ hành xử lấm lét như một tên trộm.

Nhưng ngoài việc đổ xuống sông xuống biển tiền bạc quí giá của dân tộc, lãnh đạo Hà Nội còn tự đẩy mình vào hoàn cảnh khó ăn khó nói hơn nữa. Họ càng khoe các lực lượng phòng chống khủng bố của bộ công an, các lực lượng đặc công nước, lực lượng người nhái lặn sâu, các lực lượng ca nô truy đuổi cao tốc, các lực lượng đặc nhiệm bắn tỉa, tác chiến điện tử, v.v. họ càng cứng họng khi người dân hỏi: Các lực lượng này lập ra để làm gì và cất ở đâu khi hải quân Trung Quốc bắn giết và bắt ngư dân Việt làm con tin đòi tiền chuộc? Hành động đó của Tàu vẫn chưa đủ để gọi là khủng bố sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.