Làm gì để cứu vãn nền kinh tế Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gia Minh, Biên tập viên RFA, 2010-03-10

Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì trong lĩnh vực kinh tế để bảo đảm phát triển bền vững về lâu dài cho đất nước? Đây là vấn đề mà biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi nêu ra với tiến sĩ Vũ Quang Việt, một cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên hiệp quốc, và là người luôn theo dõi sát tình hình Việt Nam.

Chỉ thấy lượng mà không thấy chất

JPEG - 8.3 kb
Tiến sĩ Vũ Quang Việt

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Theo tôi nghĩ phải đánh giá lại toàn bộ hệ thống; phải thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam đến nay không có chất lượng. Suốt một thời gian dài, sản xuất kinh tế chỉ nhắm về lượng mà không có chất lượng. Mục đích chính chỉ tập trung tăng GDP, càng thấy GDP càng lớn càng tốt, dù vay nợ, phá hoại môi trường, và nhiều vấn đề xã hội khác … Người ta không nhìn thấy, hoặc thấy mà cũng lờ đi.

Vấn đề là phải nhìn lại. Nếu không nhìn lại, thiếu hụt cán cân thanh toán đã lớn sẽ còn tiếp tục lớn, lên đến 18-20 tỷ đô la, khi đó lấy gì bù vào. Áp lực lạm phát sẽ rất lớn trong năm nay. Thế rồi, việc phải trả nợ nước ngoài mà trước đây đã hơn 30% một tí rồi, và sẽ tiếp tục lên 50%. Nếu cứ đà này sẽ lên đến 70% và 100% trong vòng một vài năm. Lúc đó áp lực trả nợ sẽ khó khăn, áp lực giải quyết các vấn đề của nền kinh tế sẽ khó khăn hơn bây giờ.

Gia Minh: Tiến sĩ nói phải đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế, nhưng như thế có quá rộng không? Nút thắt đầu tiên nào cần gỡ?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Theo tôi phải giải quyết vấn đề tập đoàn kinh tế quốc doanh, không thể để họ ‘tự tung, tự tác’. Muốn tăng chất lượng phát triển kinh tế, cần yêu cầu họ tập trung vào những ngành nghề mà họ có khả năng nhất, chứ không chạy sang mở các nghề khác như Tập đoàn Điện, Vinashin ra mở ngân hàng, cung cấp dịch vụ buôn bán chứng khoán, địa ốc…

Gia Minh: Những tập đoàn quốc doanh nói họ cũng có đóng góp cho thu nhập đất nước?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Suốt mấy năm nay, khu vực kinh tế quốc doanh không tạo ra công ăn việc làm, thậm chí lao động trong khu vực quốc doanh còn giảm. Họ lấy vốn của Nhà Nước nhiều mà làm ăn không hiệu quả. Công ăn việc làm được tạo ra từ những công ty tư nhân nhỏ, và những công ty đầu tư, chứ không phải các công ty quốc doanh.
Gia Minh: Theo tiến sĩ thì điều gì cản trợ hoạt động cải tạo hệ thống quốc doanh?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Rõ ràng là vì lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích quốc gia. Tình trạng tập đoàn thành lập công ty con, rồi xin cấp đất rẻ. Sau đó họ kêu gọi bà con, anh em góp vốn vào. Họ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây nhà bán, từ đó trở nên giàu có (thành tỷ phú) một cách dễ dàng. Vấn đề lợi ích của họ rất rõ.

Gia Minh: Việt Nam thường so sánh với những quốc gia lân cận, và cho rằng hướng đi kinh tế của họ đạt được hiệu quả và được đánh giá cao?

Thị trường mới không có chiều sâu

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Những nước khác như Thái Lan đã phát triển cao nhưng vừa qua gặp khó khăn phải chậm lại. Việt Nam là thị trường mới phát triển dễ làm tiền hơn cho một số nhà đầu tư nước ngoài, và những người có vốn bỏ vào. Lúc đầu sẽ vọt lên như thế. Hãy so sánh tỷ lệ tăng trưởng 7-8% với số vốn bỏ ra đến 40% hay hơn 40% GDP để đầu tư của Việt Nam; trong khi đó nước khác cũng đạt mức tăng trưởng tương tự mà vốn bỏ ra chỉ chừng 20%, 30% hay ít hơn thì như vậy sẽ thấy không hiệu quả.

Gia Minh: Những định chế như WB, IMF năm nào tổng kết cũng có khen ngợi thành quả của Việt Nam; rồi các nước cấp viện vẫn đổ vốn vào Việt Nam, năm sau cao hơn năm trước? Ông giải thích thế nào về điều đó?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Trong thời gian trước mắt khả năng làm tiền còn nhiều. Khả năng làm tiền còn có thể dễ hơn cả bên Thái Lan…; nhưng sau đó không còn nữa họ sẽ rút đi.

Còn Ngân hàng Thế giới cho vay mà thấy thành công hơn thì phải khen ngợi chứ sao. Dù thấy sai trái cũng thấy ít, vỗ tay nhiều hơn. Ngân hàng Thế giới từng vỗ tay hoan nghênh Á Châu hôm trước, hôm sau xảy ra khủng hoảng. Điều mà họ vỗ tay cũng có giá trị giới hạn thôi.

Điều quan trọng nhất đối với một nhà điều hành kinh tế phải thấy điểm dở của mình; chứ không phải luôn nghe ngóng tìm cách cho người ta vỗ tay khen mình.

Gia Minh: Vừa qua Viện trưởng Kinh tế của Việt Nam, ông Trần Đình Thiên chỉ ra 5 điểm yếu cơ bản của Việt Nam – cấu trúc thị trường chưa đồng bộ, nguồn nhân lực yếu cản trở tăng trưởng kinh tế lâu dài, khu vực doanh nghiệp thiếu và yếu, năng lực quản trị ở tầm vĩ mô thấp, nhiếu nút thắt tăng trưởng chưa được giải quyết-. Theo Tiến sĩ ngoài 5 điểm đó còn có những điểm gì nữa?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Những điểm đó một phần phù hợp Việt Nam, phần khác cũng phù hợp với mọi nền kinh tế. Cần phải nhận rõ, thẳng thắn những vấn đề của Việt Nam. Thứ nhất là vấn đề đầu tư quá lớn- hơn 40% GDP mà không đạt kết quả tốt; tức đầu tư không đúng chỗ, không có kiểm soát- đó là đầu tư cho các tập đoàn quốc doanh.

Vấn đề thứ hai gần chục năm nay, vấn đề xuất khẩu quá ít mà nhập khẩu nhiều dẫn đến thâm thủng cán cân thương mại càng ngày càng lớn. Nếu cứ tiếp tục như thế nền kinh tế không thể tồn tại được. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công, chủ yếu nhập máy móc về mà lại là những loại máy tồi và rẻ nhưng lại khai giá cao hơn để trục lợi cá nhân.

Máy móc như thế khiến chi phí sản xuất cao lên, hao hụt nguyên vật liệu rất lớn. Từ đó giá thành cao hơn, khó cạnh tranh. Sau một thời gian phải thay máy mới.

Gia Minh: Việt Nam vẫn gượng được, qua nguồn kiều hối, và ngành nông nghiệp.

TS Vũ Quang Việt: Phải tiếp tục như thế chứ không đa số dân Việt Nam sẽ chết đói. Nếu có khu vực sản xuất tốt nhất ở Việt Nam, đó là khu vực nông nghiệp. Khu vực này tạo ra công ăn việc làm, giữ người nông dân lại; nhưng họ vẫn tiếp tục nghèo vì cả nền kinh tế không phục vụ gì cho nông nghiệp cả. Họ tự làm, tự sản xuất.

Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.