Làn da của Đảng trong những tấm hình anh Tô

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lãnh đạo đảng CSVN hy vọng vụ mua dâm nữ sinh tại tỉnh Hà Giang coi như đã khép lại sau cuộc họp bất thường của ban chấp hành đảng bộ tỉnh Hà Giang sáng ngày 25 tháng 7, dưới sự chủ trì của ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, với quyết định khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ chức Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Trường Tô. Thế nhưng, trong mắt của người dân, đặc biệt là các gia đình nạn nhân và những luật sư liên hệ, thì các quyết định kể trên chỉ đủ che một phần rất nhỏ sự loã lồ của cả cái mạng nhện những người đang nắm quyền.

Đầu tiên, vụ việc này xẩy ra vào năm 2005, tức khi hai nạn nhân, học sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thuý và hàng chục em học sinh khác chưa đầy 15 tuổi. Ngoại trừ tại một vài bộ lạc bán khai, thì dù biện minh cách nào đi nữa, nhân loại ở đầu thế kỷ 21 đều xem những vụ mua bán dâm như tại Hà Giang là trọng tội “cưỡng dâm trẻ vị thành niên”! Vì vậy, việc bãi chức, bãi đảng tịch ông Tô không đủ và không liên hệ đến qui định của pháp luật. Đó là người vi phạm phát luật phải bị truy tố và xét xử trước tòa. Nếu ngăn chận điều này, rõ ràng lãnh đạo Đảng công khai cho phép đảng viên cao cấp của họ đứng ngoài vòng pháp luật.

Ở lứa tuổi 14, 15, dù tham gia tự ý hay bị ép buộc, khó có hệ thống xã hội hay luật pháp nước nào trên thế giới mà không xem các nữ sinh kể trên là các NẠN NHÂN và các em cần được chữa trị cả thể chất lẫn tâm lý. Nhưng Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Giang thì khác. Họ bắt ngay 2 em, buộc cho chúng tội chủ mưu, rồi giam giữ. Và qua các thư kêu cứu của hai em Hằng và Thúy lọt ra ngoài, tình trạng còn bi đát hơn nữa. Hai em bị công an khủng bố, đe dọa, bức cung. Cùng lúc đó, bên ngoài từ gia đình các nạn nhân khác bị đe dọa liên tục, bị cấm trả lời báo chí, bị ép từ chối luật sư biện hộ, v.v. Thậm chí một em trong số các nạn nhân mất tích. Đây là một cô bé bán dâm cho ông Sầm Đức Xương nhưng không bị nhốt. Vì vậy, nếu không thay thế các nhân sự thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Giang và hệ thống chỉ huy công an Hà Giang, thì rõ ràng lãnh đạo Đảng đồng ý cho hệ thống cầm quyền trả thù các gia đình nạn nhân trong vụ này và tiếp tục dùng các thủ thuật bạo hành bịt miệng gia đình các nạn nhân trong những vụ tương tự trong tương lai.

Ông Tô không phải là người duy nhất có tên và số điện thoại trong danh sách những người mua dâm liên hệ. Chỉ riêng danh sách của 2 em Hằng và Thúy đã có tên 11 cán bộ nữa bên cạnh ông Tô. Nếu cộng hơn 12 danh sách mà công an Hà Giang đã có từ các nạn nhân, tổng số cán bộ liên hệ phải lên đến hơn 50 người. Dĩ nhiên, công an có thừa khả năng kiểm chứng bằng cách so lại hồ sơ các liên lạc điện thoại và ngày giờ luôn lưu giữ tại tổng đài. Và cũng từ kết quả kiểm chứng đó, lãnh đạo Đảng dư biết họ là những quan chức đang nắm quyền sinh sát tại Hà Giang. Vì vậy, khi có đủ các bằng chứng đó nhưng chỉ loại trừ một ông Tô, rõ ràng lãnh đạo Đảng đang bảo 50 ông Tô còn lại cứ kiên quyết “chỉ biết còn Đảng, còn mình” là sẽ tiếp tục sống khỏe, sống vui.

Một điều khác làm nhiều người quan tâm là thái độ của Bí thư tỉnh ủy Hà Giang, ông Hoàng Minh Nhất. Theo báo cáo của chính ông, thì khi biết vụ việc này mấy năm trước, ông đã “nhắc nhở” ông Tô “rút kinh nghiệm”. Điều này cho thấy cả cấp chỉ huy của ông Tô cũng không thấy việc ông Tô làm là vi phạm pháp luật hay sai trái luân lý. Đối với ông bí thư tỉnh ủy, đây chỉ là sự thiếu cẩn thận, cần dặn dò đàn em lần sau nhớ chùi mép kỹ là đủ. Rồi ông ra lệnh biến các nạn nhân thành tội phạm để đóng nút toàn bộ sự việc là xong. Vì vậy, khi chỉ loại ông Tô nhưng tiếp tục để ông Hoàng Minh Nhất ở chức vụ đứng đầu tỉnh Hà Giang, rõ ràng lãnh đạo Đảng xác nhận họ đồng tình với quan điểm đạo đức và cách giải quyết nhanh gọn của ông Nhất.

Từ những sự kiện kể trên, người ta có thể hiểu được tại sao lãnh đạo Đảng ráng chuyển chủ đề từ “cưỡng hiếp trẻ vị thành niên” sang “buông thả trong lối sống”; tại sao chính trưởng ban Văn hóa – Tư tưởng Trung ương Tô Huy Rứa phải ra lệnh cho báo chí lề phải và mọi Hội Phụ Nữ, Hội Bảo Vệ Trẻ Em, v.v. im miệng; và tại sao toàn bộ danh sách các quan chức khác liên hệ trong vụ việc coi như không có.

Thật lạ, cất hình anh Tô đi, người ta mới thấy cả một hệ thống người trần truồng chẳng khác gì anh Tô.

Nhưng cũng từ bức nền trần truồng đó đã hiện lên những con người càng đáng quí và đáng trọng. Đây là những bàn tay đã loan tải sự việc đến quần chúng một cách mạnh mẽ qua làng báo lề trái và khéo léo qua hệ báo lề phải. Đây là những luật sư dám thụ lý hồ sơ của các nạn nhân bất kể các hăm dọa từ cả Hà Giang và Hà Nội. Đây là những người đang vận động đồng bào cả nước giúp đỡ 2 em Hằng, Thúy và gia đình các nạn nhân.

Rõ ràng xã hội dân sự của tình người vẫn có thể nẩy mầm và phát triển dưới một chế độ độc tài. Chính những tình người chân thật này sẽ phản chiếu lên sự trần truồng đạo đức và băng hoại tâm hồn của hệ thống xã hội hiện tại, và cùng lúc gia tăng niềm khát khao và hy vọng trong mọi người để nỗ lực tìm kiếm những đổi thay.

***

Đơn kêu cứu của hai nạn nhân, học sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy:

JPEG - 139.5 kb

Cộng hòa – Xã hội – Chủ nghĩa – Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU

Kính gửi: Bác Chủ tịch nước, bác Chủ tịch quốc hội, bác Tổng bí thư

Cháu là: Nguyễn Thúy Hằng, sinh năm 1991, bị tòa án huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang kết tội “Môi giới mại dâm” và phạt 6 năm tù giam. Cháu hoàn toàn bị oan ức, tòa án xử không công bằng. Bởi vì ngoài ông Sầm Đức Xương còn có các ông:

– Nguyễn Trường Tô là chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang,
– Đinh Xuân Hùng, giám đốc ngân hàng chính sách tỉnh Hà Giang,
– ông Bích, trưởng ban tổ chức công an tỉnh,
– ông Tiến, công an tỉnh Hà Giang,
– ông Hướng, cán bộ hải quan tại cửa khẩu Thanh Thủy,
– ông Minh, cán bộ công an tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ nhà nước khác.

Tất cả những những ông này đều quan hệ tình dục và trả tiền cho cháu. Trong quá trình công an điều tra vụ án, cháu có khai toàn bộ nhưng hiện nay trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện lời khai của cháu. Các cán bộ điều ra đều bảo cháu kí vào bản cung, sau đó mới hỏi cung. Lần làm việc nào cũng như vậy. Cháu viết đơn này mong được các bác minh oan cho cháu và trả lại công lý cho pháp luật, cho cháu.

Cháu xin được các bác cho cháu được tại ngoại vì ở trong trại cháu luôn bị vận động ép buộc không được khai đúng sự thật, không được mời luật sư. Cháu ở trong này hiện nay cháu rất lo lắng và sợ sệt đến cả tính mạng của mình.

Hà Giang, ngày 20 tháng 1 năm 2010
Người viết đơn

JPEG - 116 kb

ĐƠN KÊU CỨU

Kính gửi: Các bác, các cô lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Tên cháu là: Nguyễn Thị Thanh Thúy
Sinh ngày 01.01.1992

Hiện nay cháu đang bị tạm giam tại trại tạm giam công an tỉnh Hà Giang.

Nay cháu được gặp luật sư Triển (cháu bị công an bắt viết đơn từ chối luật sư).

Chúng cháu bị thầy Xương đe dọa sẽ hạ thấp kết quả học tập, ép chúng cháu quan hệ tình dục với thầy. Từ đó, thầy còn bắt chúng cháu quan hệ với bạn bè của thầy gồm một số người sau đây:

1. Ông Hùng – giám đốc ngân hàng chính sách tỉnh (ĐT 0913.271.307).
2. Ông Tô – chủ tịch tỉnh (ĐT 0913.271.133)
3. Ông Tiến – công an tỉnh, em ruột giám đốc công an tỉnh (ĐT 0912.061.622)
4. Ông Định – phó chủ tịch huyện Vị Xuyên
5. Ông Thành – giám đốc doanh nghiệp (ĐT 0912.144.888)
6. Ông Dũng – lái xe bưu điện tỉnh

Và một số người khác nữa mà bạn bè cháu bị ép quan hệ cháu không biết hết.

Đây là lá đơn kêu cứu cháu viết bằng máu và nước mắt, kính mong các cô chú cứu cháu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.