Lấy nhanh, cướp nhanh, chạy… thật nhanh!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Được coi như là một hệ quả của cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia (chỉ kéo dài có 28 ngày, từ ngày 17/12/2010 với cuộc tự thiêu của anh Muhamed Bouazizi, tới ngày 14/1/2011 khi Tổng Thống Ben Ali từ chức và chạy sang nước Saudi Arabia để lánh nạn), cuộc cách mạng tại Syria bắt đầu chỉ 12 ngày sau khi cách mạng tại Tunisia thành công và còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày hôm nay, tính ra đã gần 1 năm và 7 tháng với số người thiệt mạng ước lượng đã hơn 20 ngàn người.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng, đặc biệt là với việc Tổng Thống Bashar al-Assad đàn áp tàn bạo người biểu tình, người ta nghĩ là cuộc cách mạng tại Syria sẽ chóng chấm dứt như đã diễn ra ở Tunisia và Ai Cập, và đặc biệt là sau chiến thắng của phe nổi dậy tại Lybia và cái chết của ông Gaddafi vào ngày 20/10/2011. Vì vậy, vô số người vẫn còn tiếp tục ngạc nhiên là tại sao cho tới giờ này ông Assad vẫn chưa bị hạ bệ dù tin chắc là việc đó chắc chắn sẽ xẩy ra và có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.

Lý do khiến người ta tin vào điều đó lại càng vững chắc hơn vì trong thời gian vừa qua số người từ bỏ hàng ngũ của ông Assad ngày một nhiều hơn.

JPEG - 7.8 kb
TT Bashar al-Assad và Tướng Manaf Tlas

Trong số những phần tử quan trọng đã bỏ chạy trước tiên phải kể đến Tướng Manaf Tlas, thành viên của Đội Phòng Vệ Cộng Hoà, một người rất thân cận của Tổng Thống Assad, là quân nhân cao cấp nhất đã đào thoát khỏi Syria và chạy sang Pháp. Ông Manaf Tlas đã có một số phát biểu đáng chú ý. Ông nói: “Những quân nhân anh hùng của Syria không chấp nhận những hành vi tội ác. Hãy cho tôi cơ hội phục vụ đất nước Syria hậu Assad”.

Ông Tlas không phiền trách những quân nhân chưa bỏ ngũ, và nói là bất chấp những lỗi lầm mà một số quân nhân trong quân đội Syria đã mắc phải thì những quân nhân nào đã không tham gia vào những cuộc bắn giết… họ chính là một phần của Quân Đội Giải Phóng Syria. Việc Tướng Tlas đào ngũ là một đòn chí mạng vào chế độ của ông Assad.

JPEG - 7.9 kb
Cựu Thủ Tướng Syria Riad Hijab tại Jordan

Một nhân vật quan trọng nữa đã bỏ ông Assad là Thủ Tướng Riad Hijab. Ông Riad Hijab đã cùng với gia đình chạy lánh nạn tại nước láng giềng Jordan. Đây là nhân vật cao cấp nhất về phương diện chính trị từ bỏ ông Assad. Ông Hijab nói ông không thể tiếp tục ủng hộ ông Assad vì ông này không còn khả năng ngừng cuộc chiến. Sự ra đi của ông Hijab là một đòn rất nặng nề nữa đối với ông Assad sau Tướng Tlas.

Ngoài 2 nhân vật nói trên thì còn có nhiều quân nhân và nhiều thành phần trong chính phủ của ông Assad cũng đã rời bỏ chế độ để tham gia vào lực lượng nổi dậy.

Nguồn tin từ hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 1 viên tướng, 2 đại tá, 2 thiếu tá và khoảng 30 binh sĩ khác được cho là đã tới tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm 24-6.

Đại sứ Syria tại Iraq – ông Nawah al-Fares – hôm 11/7 đã tuyên bố rời bỏ chính quyền, chạy sang phe nổi dậy để bày tỏ sự phản đối đối với Tổng thống Bashar al-Assad đồng thời thúc giục các chính trị gia khác có hành động tương tự. Đây là quan chức ngoại giao cao cấp đầu tiên rời bỏ Tổng thống Bashar al-Assad.

JPEG - 31.4 kb
Đại sứ Syria tại Iraq Nawaf al-Fares bỏ chạy sang phe đối lập.

Tiếp đến là Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Syria cũng đã quay lưng lại với ông Assad.

Theo bà Melissa Fleming, phát ngôn viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc, vào ngày 20/7/2012 có khoảng 8.500 tới 30.000 người đã vượt qua biên giới Syria đã chạy sang Li-băng trong vòng 48 giờ đồng hồ.

Mới đây có 60 quân nhân đã bỏ ngũ mang theo tất cả vũ khí gia nhập quân đội nổi dậy tại thành phố Homs. Và gần nhất đã có thêm 2 vị tướng và 300 quân nhân Syria đã bỏ chạy sang nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ước lượng thì đã có khoảng 44 ngàn người Syria đã bỏ nước chạy sang các quốc gia khác lánh nạn.

Lược qua tình hình tại Syria, đặc biệt liên quan tới tình trạng rời bỏ hàng ngũ của chế độ Assad, để thấy là chế độ của Tổng Thống Assad trong thời gian qua đã như đàn ong vỡ tổ, mạnh ai nấy chạy nếu có cơ hội để thoát thân khỏi chiếc tàu sắp chìm.

Với số lượng các nhân sự cao cấp trong chính phủ từ Thủ Tướng trở xuống, các tướng lãnh và sĩ quan trong quân đội, tới nhiều chục ngàn người dân bỏ chế độ và đất nước để tham gia lực lượng nổi dậy hay chạy qua các nước láng giềng lánh nạn, người ta có thể luận ra một cách chắc chắn là còn rất nhiều những người dân Syria khác nữa thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, từ những thành phần thân cận nhất của ông Assad cho tới người dân bình thường cũng đang tìm đường từ bỏ chế độ của ông Assad.

Đến giờ phút này có lẽ chỉ còn những người bị ở vào thế kẹt không rút chân an toàn ra khỏi chế độ, hoặc vì quyền lợi cá nhân khiến họ trở nên mù quáng cố đấm ăn xôi, mới có thể chọn tiếp tục bám víu vào chế độ với hy vọng mong manh là nó sẽ tiếp tục tồn tại.

Nhưng liệu cái chế độ như con thuyền sắp chìm đó có thể tồn tại được hay không?

Thiết tưởng trừ những thành phần nói trên thì không còn ai không biết là thời khắc của ông Assad đang được đếm từng ngày.

Nhìn về đất nước Việt Nam, những việc làm của các lãnh đạo cộng sản cho người ta cảm tưởng là họ không có được cái quyền tự chủ trong quyết định của mình như ông Assad vì chỉ có những người không có quyền quyết định mới có thể hành xử như họ đang làm đối với những hành động xâm lược của Trung Quốc: hèn nhát, quỵ lụy!

Mặc dầu phương cách đấu tranh của người dân Việt Nam và tình hình của cuộc tranh đấu hoàn toàn không giống những gì đang diễn ra tại Syria, nhưng có một điểm chung mà ai cũng thấy được. Đó là sự lộ diện bản chất của chế độ cầm quyền và sự chán ngán của toàn dân đối với họ. Đây chính là khởi điểm của sự suy tàn không thể tránh khỏi.

Là những người xây dựng sự nghiệp trên sự dối trá và lừa đảo, những người lãnh đạo CSVN nhìn thấy điều đó trước hơn ai hết khi thế giới đi vào thời đại tin học mà những dối trá nhanh chóng bị phơi bày. Họ hiểu rõ hơn ai hết cái thế phải sụp đổ của “lâu đài cộng sản” mà chính họ đã dựng lên. Vì vậy, mục tiêu của họ là tìm mọi cách để “hạ cánh an toàn” càng sớm càng tốt trước khi toà nhà sụp đổ và đè lên họ. Nếu trước đây người ta tin là bất chấp những tranh giành nội bộ gay gắt, những người cộng sản luôn giữ vững nguyên tắc cốt lõi là dù thế nào thì cũng phải bảo vệ cho con thuyền chung khỏi đắm, thì ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Đối với họ, đằng nào thì con thuyền cũng sẽ đắm nên việc tự cứu là quan trọng hơn cả, do đó, họ đang dẫm đạp lên nhau để tìm lối thoát.

Trong thời gian qua người ta chứng kiến đầy rẫy những biểu hiện của tình trạng cướp nhanh của nhau để tháo chạy của những người cộng sản, đặc biệt là ở cấp lãnh đạo chóp bu: đấu đá tranh giành quyền lực, vơ vét và vận chuyển tài chánh, đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm,… Việc ông Tô Huy Rứa nhanh chóng rút cô con gái rượu Tô Linh Hương ra khỏi vai trò lãnh đạo công ty; việc ông Nguyễn Tấn Dũng rút con gái Nguyễn Thanh Phượng ra khỏi các vai trò trách nhiệm pháp lý trong các tổ hợp tài chánh, việc Dương Chí Dũng bị rượt, bỏ chạy, bị bắt lại, việc Bầu Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt, việc Nguyễn Tấn Dũng dùng đủ thức lệnh lạc, kể cả lập ra các trang mạng để tấn công các trang đang phanh phui những sự thật từ nội bộ, rồi đến cha con Trầm Bê và lên đến cả Trần Xuân Giá… là những bằng chứng cụ thể của việc các quan chức CSVN đang dẫm đạp lên nhau trên đường tháo chạy.

Thời của câu châm ngôn “còn Đảng còn mình” đã qua. Vì biết là Đảng sẽ không còn nên châm ngôn thời thượng là “Lấy nhanh, cướp nhanh, chạy… thật nhanh!”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…