Lễ Giỗ Anh Hùng Đông Tiến năm thứ 29 tại Sacramento

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng năm, vào ngày 28 tháng Tám, các cơ sở đảng Việt Tân khắp nơi trên thế giới, đều đồng loạt tổ chức Lễ giỗ Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng chiến quân đã hy sinh trong giai đoạn Đông Tiến.

Năm nay, tại thủ phủ Sacramento, Lễ giỗ đã được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa, ngày 28 tháng Tám, tại nhà hàng A&A Tasty, số 601 Florin Rd, Sacramento, CA 95826 với sự tham dự của hơn 150 đảng viên Việt Tân cùng thân hữu địa phương và các vùng phụ cận.

JPEG - 31.8 kb
Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến các Anh Hùng, Chiến sĩ đã hy sinh vì lý tưởng tự do, dân chủ

Sau nghi thức khai mạc Chào cờ, Mặc niệm, là lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Ban Tổ Chức. Tiếp theo đó slideshow “Bước chân Đông Tiến” đã được trình chiếu.

Hình ảnh các Kháng Chiến Quân với nét phong sương, cùng giọng nói cương quyết tràn đầy lòng yêu nước của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã gây nhiều xúc động:

“Chúng ta không hiếu chiến, chúng ta tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng. Nếu sức mạnh chính yếu của chiến tranh đến từ nòng súng, đến từ xe tăng đạn pháo, thì sức mạnh của đấu tranh giải phóng đến từ con tim, đến từ quyết tâm của con người. Sức mạnh của đấu tranh giải phóng Việt Nam đến từ 50 triệu con tim Việt Nam đang căm hờn với bạo quyền Việt cộng…”

Lời nói của vị chủ tịch đảng Việt Tân năm xưa vẫn luôn luôn là hướng dẫn quý báu cho các thế hệ đảng viên Việt Tân từ ngày ấy cho đến bây giờ.

Trong không khí trang nghiêm, quý vị đại diện cơ sở đảng Việt Tân tại Sacramento, Oakland, Stockton đã lên thắp hương trên bàn thờ, sau đó, quý thân hào nhân sĩ, quý đại diện Cộng Đồng, được MC Phương Uyên mời lên trước bàn thờ cùng mọi người đứng lên để bắt đầu phần Lễ Tưởng Niệm.

Điếu văn truy điệu được ông Hoàng thế Dân, Bí thư Miền Bắc Calfornia xướng lên trước bàn thờ tưởng niệm Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân.

Bài Điếu văn được nhà văn Trần Quán Niệm và anh Trung Quân biên soạn như sau:

Gió viễn xứ bàng hoàng tình chiến hữu
Mưa rừng hoang quạnh quẽ chốn biên khu
Đau lòng kẻ ở người đi
Thành kính hương đăng khấp bái

Nhớ năm xưa, tháng Tư đen
Quê hương điêu linh, đồng minh thoái bộ, giặc Cộng nô phản trắc, toàn lực dốc vào Nam
Đất nước tan hoang, nhân dân đồ thán, đàn chim Việt tung trời, vì tự do tạm lánh Kể từ đó
Quê người nương náu tấm thân, ăn ngủ không yên, lòng nung nấu mối hờn vong quốc
Đất lạ suy tư khắc khoải, thao thức từng cơn, chí căm hờn giặc Cộng dã man
Không màng miếng cơm, manh áo, nêu cao đại nghiã
Tìm người đồng tâm, đồng chí, quang phục quê hương
Biệt vợ trẻ con thơ, lên đường phục quốc
Quên tương lai địa vị, vì nước ra đi
Tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng, gương tiết tháo như trăng sao vằng vặc
Vinh danh tinh thần dũng liệt tiền nhân, lòng yêu quê tựa sông biển mênh mông

Tiến về dẫy Trường Sơn, vượt núi thẳm, lập chiến khu, mũi dùi xung kích, cùng
quân thù không đội trời chung
Dẫn đoàn quân Đông Tiến, xuyên rừng hoang, xây tuyến pháo, thiết lập đầu cầu, quyết diệt Cộng, giải cứu quê hương

. . .

Nhưng than ôi
Lòng Trời chưa tựa, thân dũng sĩ hy sinh trong oanh liệt
Nước còn vận bĩ, tên anh hùng ngời sáng mãi thiên thu
Chốn biên thùy, gửi hồn vong thân vị quốc
Ải địa đầu, lưu chí dũng cảm oai phong
Được tin các anh gục ngã, gió sầu, mưa thảm
Hay tin các anh vĩnh biệt, dạ héo, lòng đau
Không thành công cũng thành nhân, đi khai lối để người sau tiếp nối
Lấy cái chết tạ non sông, gương dũng liệt tô đậm sử đấu tranh
Hỡi ơi!
Khơi bạch lạp nhớ trang dũng tướng
Thắp nén hương tưởng bạn đồng tâm
Nghĩa quốc dân tha thiết tình thâm
Trước hương án tỏ bầy tấc dạ
Chén rượu lễ dâng người tuẫn quốc
Đoá hoa thơm khấn bậc hiển linh
Vấn vương tình nghĩa tử sinh
Mối tình huynh đệ chi binh giữ tròn
Xác thân mất, anh linh sống mãi
Nhập hồn thiêng sông núi Việt Nam
Cầu xin phù hộ giang san
Chuyển xoay vận nước, vinh quang cõi bờ

JPEG - 121.8 kb
Giáo sư Hoàng Cơ Định, bào đệ của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh

Tiếp theo, Giáo sư Hoàng Cơ Định, bào đệ của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, đại diện đảng Việt Tân có đôi lời cùng quan khách. Ông nói:

“Thấm thoát đã 29 năm, ngày hôm nay chúng ta cùng nhau gặp gỡ nơi đây để tưởng niệm những con người đã khai mở con đường cứu nước, cứu dân tộc mà chúng ta đang tiếp nối.

Các Kháng Chiến quân Đông Tiến mà di ảnh đang được thành kính bầy trên bàn thờ ở đây không phải là hết cả, còn những trang Anh hùng vắng mặt khác, họ đã đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc và hiến dâng tính mạng để mang lại Tự Do và Danh Dự cho Dân Tộc.

Chúng ta cũng không quên những Kháng Chiến quân, nay tuổi đã xế chiều đã hy sinh tuổi thanh xuân qua những năm dài trong lao tù Việt cộng…”

Ông Trần Gia Tường, chủ tịch Hội Người Việt Cao Niên Sacramento được mời phát biểu, ông chia xẻ: “Tuần trước là Lễ giỗ ông Nguyễn Ngọc Huy, tuần này là Lễ giỗ Phó Để Đốc Hoàng Cơ Minh. Sau năm 75 đã có nhiều người đứng lên vì đại nghĩa và đã hy sinh. Chúng ta phải tiếp nối truyền thống Chí cả này….”

Khí thiêng tháng Tám thực sự đã bao phủ không gian buổi lễ, với giọng ngâm truyền cảm của ca sĩ Hoài Hương, cư dân Sacramento qua bài thơ “Thương người Đông Tiến” do chính cô sáng tác và sự đóng góp tuyệt vời của đôi ca nhạc sĩ Ái Loan – Từ Yên đến từ San José với những nhạc phẩm đấu tranh do chính nhạc sĩ Từ Yên sáng tác.

Ca sĩ Thuý Nga từ thành phố Stockton cũng đã khiến mọi người xúc động khi cô trình bày nhạc phẩm “Chim Én bay xa”.

Bài hát đã được nhạc sĩ Xuân Mai phổ nhạc từ bốn câu thơ của một chiến hữu khóc chiến hữu của mình đã nằm xuống vì bạo bệnh:

Đêm qua có giọt sương mù
Ánh trang lấp lánh ngàn thu xa rồi
Anh đi bỏ lại mình tôi
Mây đen che kín một trời nhớ nhung….

Xúc động hơn nữa, hiền thê của người chiến hữu đã khuất, cùng người nhạc sĩ và người đề thơ đều có mặt trong buổi lễ. Một cuộc hạnh ngộ đáng quý và nhiều ý nghĩa.

JPEG - 135.2 kb
Hiền thê của người chiến hữu đã khuất cùng với người đề thơ

Buổi lễ được tiếp tục với những bài hát đấu tranh từ các giọng ca điêu luyện của thân hữu địa phương và các nơi như Trung Phụng với Tiếng Dân Oan, Sơn Tùng với Anh Là Ai…

Quý quan khách tham dự, sau đó, đã được mời dùng cơm trưa nhẹ tại nhà hàng, do Ban tổ chức khoản đãi.

Lễ giỗ chấm dứt vào lúc 2 giờ 30 chiều cùng ngày. Mọi người chia tay nhau trong tâm tình hướng về đất nước Việt Nam thương yêu.

Xuan Lộc ghi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.