Liên Hiệp Truyền Thông CGVN Tố Cáo Việc Hà Nội Đem Xử Các Giáo Dân Thái Hà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hôm 24-11 đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN trước dư luận thế giới về việc Hà Nội đã cướp đất lại còn vu cáo, bắt giam cầm và đem xét xử những giáo dân Thái Hà, đồng thời lên án những hành động đàn áp người Công Giáo VN ở trong nước hiện nay.

Trong một thông cáo báo chí phổ biến từ Sydney hôm 24-11, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam đã thông báo đến cộng đồng thế giới những biến chuyển mới nhất trong một chuỗi vi phạm liên tục về nhân quyền và tự do tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN đối với những anh chị em giáo dân Công Giáo Hà Nội.

Theo thông báo hôm 22-11-2008 của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, 8 giáo dân thuộc trách nhiệm coi sóc mục vụ của nhà dòng tại giáo xứ Thái Hà sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa hình sự tại Hà nội vào ngày 5 tháng 12 sắp tới, và nhà cầm quyền Việt Nam hăm dọa sẽ trừng phạt những người này một cách nặng nề về điều mà họ mô tả là tội “phá hoại tài sản và phá rối trật tự nơi công cộng.”

Thực ra 8 giáo dân bị cáo buộc oan uổng này chẳng hề làm gì sai trái mà gọi là phạm luật cả.

Như mọi người đã biết, từ năm 1996, các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và giáo dân Thái Hà đã kiên trì gởi đơn khiếu nại tới chính quyền địa phương để đòi lại đất đai của họ đã bị chiếm giữ trái phép từ thập niên 1950. Tuy nhiên, những lời kêu nài của họ đều bị nhà cầm quyền bỏ ngoài tai. Lời ta thán và những cuộc biểu tình ôn hòa của họ đã diễn ra khi mọi nỗ lực đòi lại đất đai đã trở nên vô vọng và nhất là sau khi giáo dân Thái Hà khám phá ra việc cán bộ nhà nước đã kín đáo bán đất của họ cho tư nhân. Những nạn nhân này trong cơn tuyệt vọng chẳng còn con đường nào khác hơn là biểu tình ôn hoà từ ngày 5 tháng Giêng 2008 để kêu gọi công lý từ phiá nhà cầm quyền.

Thoạt đầu, những cuộc biểu tình đã được tiến hành bên ngoài bức tường gạch cao 2 mét bao quanh khu vực, được xây dựng từ hàng mấy chục năm qua, nơi những người biểu tình đã thường treo tượng ảnh để cầu nguyện. Vào buổi tối trước ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hôm 14 tháng 8, 2008, sau mấy ngày mưa lũ, một phần của bức tường bị sụp đổ. Khi nhìn thấy hiểm họa những phần khác của bức tường cũng sẽ bị sụp đổ theo hiệu ứng liên hoàn, giáo dân đã phải tháo gỡ khoảng 3 mét tường và di dời tượng, ảnh, và thánh giá vào phiá bên trong của bức tường để cho an toàn hơn.

Chính quyền địa phương đã ngay tức khắc tố cáo giáo dân là “phá hoại tài sản nhà nước”. Một tuần sau, văn phòng định giá của quận Đống Đa đã cho phổ biến trên tờ Hà Nội Mới và những cơ quan truyền thông báo chí khác của nhà nước là phần tường giáo dân Thái Hà tháo gỡ ra có một tổn thất khoảng 3,700,000 tiền Việt Nam (xấp xỉ 200 Mỹ Kim).

Để bắt đền cho số tiền 200 Mỹ Kim, từ ngày 1 tháng 9 đã có hàng loạt giáo dân bị bắt, trong số này có đến 4 người đã bị bắt giam hàng mấy tháng trời mà chẳng có phiên toà xét xử. Ít nhất cho đến nay vẫn còn 2 người đang bị giam giữ.

Phiên tòa sắp diễn ra thật bất công cho anh chị em giáo dân Thái Hà. Đây là miếng đất của họ từ hồi mua đến giờ, theo đúng luật pháp Việt Nam và theo lẽ thường, họ phải có quyền được tháo gỡ phần tường nào đe dọa đến tính mạng của họ.

Trong tháng Chín vừa qua, nhà cầm quyền địa phương đã làm ngơ trước những nguyện vọng chính đáng của người Công Giáo Thái Hà mà biến cải sở đất của họ thành công viên. Họ cho xe cơ giới vào ủi hết sạch, gồm cả bức tường nêu trên. Tại sao họ cứ nằng nặc đòi thưa kiện giáo dân về một thiệt hại chỉ đáng giá có 200 đô la, sau khi đã bắt giam anh chị em giáo dân hàng mấy tháng trời?

Câu trả lời quá dễ dàng: nhà cầm quyền kiên quyết gởi một thông điệp gói ghém những hình phạt nặng nề đến tín hữu của các tôn giáo, đến những người nông dân và thường dân khác đang đòi lại tài sản đất đai. Phiên tòa sắp tới là một chiến lược đe dọa nhằm làm câm nín mọi nỗ lực đòi công lý của người dân Việt Nam.

Chính vì thế, chúng tôi, những linh mục Công Giáo Việt Nam đang chịu trách nhiệm điều hành các cơ quan truyền thông Công Giáo, tố cáo trước dư luận thế giới và đồng bào trong cũng như ngoài nước việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cướp đất lại còn vu cáo, giam cầm, và nay lại lôi những nạn nhân của họ ra tòa để răn đe các thành phần dân chúng khác đang chịu nhiều oan sai dưới một chế độ bất công và chà đạp nhân phẩm con người.

Nhân đây, chúng tôi cũng tố cáo trước dư luận thế giới việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã để cho các cán bộ địa phương phường Quang Trung trả thù Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và giáo xứ Thái Hà đêm thứ Bẩy 15-11 vừa qua.

Trong vụ này, hằng trăm người, dưới sự yểm trợ của Uỷ Ban Nhân Dân phường Quang Trung đã tấn công đền thờ Giêrađô của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Bạo động đã nổ ra cùng lúc với việc Uỷ Ban Nhân Dân phường Quang Trung yêu cầu các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội có cuộc họp khẩn vào lúc 10 giờ đêm. Rõ ràng cuộc họp này được dàn dựng lên với ý đồ ngăn cản các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội tiếp cứu đền thờ của họ đang bị tấn công. Đây rõ ràng là một cuộc tấn công cố ý, có tổ chức xảy ra vào lúc đêm hôm.

Được triệu tập bằng tiếng chuông báo, hằng trăm tín hữu Công giáo địa phương đã đổ xô về giải cứu cho nhà thờ. Nhưng trong lúc bọn côn đồ tàn phá đền thờ, công an lại tập trung nỗ lực vào việc ngăn cản giáo dân Công Giáo không cho vào trong cơ sở này.

Đây là lần thứ hai đền thánh Giêrađô đã trở thành mục tiêu cho bạo động chỉ trong vòng một hai tháng.Vào ngày 21 tháng 9, đền thờ này đã bị phá hoại, tượng ảnh bị đập phá và sách kinh bị quăng ra khỏi kệ, vương vãi dưới đất. Những kẻ côn đồ đã “la ó, đập phá, ném đá vào nhà dòng, đập vỡ cổng vào đền thánh Giêrađô, theo như bản tường trình gởi cho nhà chức trách thành phố Hà Nội của cha Matthêu Vũ Khởi Phụng bề trên nhà dòng. Thêm vào đó những kẻ du côn này còn hô khẩu hiệu sẽ giết các linh mục, tu sĩ, giáo dân và ngay cả Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Như thế, dù đã dùng vũ lực chà đạp lên nguyện vọng chính đáng của anh chị em giáo dân Hà Nội muốn được trao lại tài sản của họ tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội và tại giáo xứ Thái Hà, nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục cuộc bách hại người Công Giáo và coi đó như biện pháp nhằm răn đe các thành phần dân chúng khác tại Việt Nam.

Vì thế, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam khẩn thiết thông báo tình hình nghiêm trọng này với cộng đồng thế giới và tha thiết hy vọng chính phủ các nước, các tôn giáo, các cơ quan bảo vệ nhân quyền và tất cả những người thiện chí xin hành động ngay tức khắc để đòi buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo. Đặc biệt, xin can thiệp cho những anh chị em sau đây sắp phải ra trước tòa án vì những cáo buộc bất công dành cho họ.

1. Bà Ngô Thị Dung, sinh năm 1954, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, sẽ bị xét xử về tội “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

2. Anh Thái Thanh Hải, sinh năm 1987, cư trú tại 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc Gx Thái Hà, TGP Hà Nội, sẽ bị xét xử về tội “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

3. Anh Nguyễn Đắc Hùng, sinh năm 1958, thường trú tại Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc Gx Tình Lam, Giáo phận Hưng Hoá, sẽ bị xét xử về tội “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

4. Bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1947, địa chỉ số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, sẽ bị xét xử về tội “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

5. Ông Lê Quang Kiện, sinh năm 1945, hiện ở tại số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Hàng Bột, Tổng Giáo phận Hà Nội, sẽ bị xét xử về tội “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

6. Ông Giuse Phạm Trí Năng, sinh năm 1959, thường trú tại Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội, thuộc Gx Thường Lệ, giáo phận Bắc Ninh, sẽ bị xét xử về tội “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

7. Bà Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1962, quê ở Sơn Hà, Phú Xuyên, Hà Tây, thuộc Gx Hà Thao, sống tại Gx Mường Cắt, Hoà Bình, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, sẽ bị xét xử về tội “gây rối trật tự công cộng”.

8. Bà Nguyễn Thị Việt, sinh năm 1949, nhà A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội, sẽ bị xét xử về tội “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam cũng kêu gọi các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới tổ chức những buổi cầu nguyện đặc biệt cho những anh chị em nói trên và làm hết khả năng của mình để vận động chính phủ các nước sở tại can thiệp cho nhân quyền của anh chị em chúng ta được tôn trọng.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam cũng lên án những hành động đàn áp người Công Giáo và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:

1) Chấm dứt cuộc vận động chống lại linh mục tu sĩ CG, giáo dân, và giáo hội nói chung.
2) Chấm dứt việc đàn áp linh mục Công Giáo, giáo dân và bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của chúng tôi.
3) Tôn trọng luật pháp do chính quý vị ban hành và trả lại tài sản cho chủ thật của nó

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org

Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 581-8888
Email: conggiao@gmail.com

Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com

Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: quangsdb@yahoo.com

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Email: info@danchua.de

Lm. Paul Chu Văn Chi
Giám Đốc Đài Phát Thanh Tin Vui An Bình Sydney Australia
92 The River Rd – Revesby
NSW 2212
Australia
Email:paulvanchi@yahoo.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.