Liệu Hà Nội Có Thể Ngăn Chận Sự Bỏ Trốn Của Người Đi Lao Động Nước Ngoài?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều ngày 29 tháng 7 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN đã họp để bàn cãi về việc có nên cho ra một Nghị Định để xử phạt hành chánh nặng hơn nữa đối với lao động xuất khẩu bỏ trốn hay không? Vì theo nhà nước Pháp Lệnh hiện hành chỉ phạt tiền người đi lao động nước ngoài mỗi khi đương sự tìm cách bỏ trốn, vi phạm hợp đồng. Không cần tìm hiểu nguyên nhân chính tại sao mà người đi lao động hợp tác khi ra nước ngoài thường tìm cách bỏ trốn, bà Nguyễn Thị Hoài Thu (Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội CSVN) đã mong muốn Quốc hội sớm cho ra cái Nghị Định này vì theo bà Thu thì cùng một thị trường, lao động Trung Quốc trốn với tỷ lệ rất thấp, còn lao động Việt Nam trốn đến 40%. Ở Trung Quốc, lao động trốn bị buộc về nước và phải đi tù hoặc gia đình hay người bảo lãnh phải chịu phạt thay. Còn Việt Nam do pháp luật về xử lý vi phạm hành chánh chưa quy định hình thức xử lý buộc về nước nên tỷ lệ trốn cao, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và thực tế là Việt Nam đang mất dần thị trường lao động.

Bà Thu sợ Việt Nam mất dần thị trường lao động thì đúng, nhưng sợ quốc gia mất uy tín thì sai. Không thể nào nói hai chữ uy tín khi nhà nước bán dân đi lao động cho nước ngoài, một hình thức chẳng khác nào việc buôn bán nô lệ ngày xưa. Nghe câu phát biểu dưới đây của ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội, ta thử hỏi uy tín của Việt Nam hiện nay có khá không. “Hơn 10 năm qua, chúng ta đã phải đấu tranh với nhiều nước về vấn đề người Việt Nam ra nước ngoài rồi cư ngụ bất hợp pháp. Bây giờ nếu nâng thành pháp lệnh, tất yếu phải công bố rộng rãi, các nước sẽ vịn vào đó mà trả người về”. Còn ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Ngoại giao, đã bổ sung lời phát biểu của ông Vũ Mão bằng những con số hiện thực là một số nước đang đề nghị trả lại hàng chục ngàn người Việt Nam cư trú bất hợp pháp. Vì thế để không làm ảnh hưởng những người khác, Vũ Dũng đề nghị Thường vụ Quốc hội xem xét, cân nhắc tới lợi ích quốc gia.

Ba thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam tại Á châu là Đài Loan, Hàn quốc và Nhật Bản. Số phận của những người lao động Việt Nam tại Đài Loan rất bi đát hơn ở Hàn quốc hay Nhật Bản. Tỷ lệ lao động xuất khẩu tại Hàn quốc là 52% và tại Nhật Bản có lúc lên đến 60%. Thật ra chẳng có người lao động xuất khẩu nào muốn bỏ trốn vì rất nhiêu khê, không phải dễ dàng và sau đó còn bị nhiều khó khăn khác mà trước tiên là mất toi số tiền thế thân 10 ngàn mỹ kim đối với người đi Nhật và gần 8 ngàn mỹ kim đối với người đi làm ở Hàn Quốc.

Nhà nước sử dụng danh từ đúng với thực tế là Lao Động Xuất Khẩu, nhưng trên giấy tờ khế ước và khi ra đến nước ngoài thì phần đông lại trở thành Nghiên Cứu Sinh hay Tu Nghiệp Sinh nhưng công việc của họ là công việc thuần lao động chứ chẳng có gì gọi là nghiên cứu hay tu nghiệp. Chính những mỹ từ này đã làm cho người lao động xuất khẩu quá thiệt thòi về lương bổng. Luật lao động ở Nhật quy định rõ ràng là hiện nay lương tối thiểu phải trả cho một lao động là 500 yen / giờ (gần 5 mỹ kim), nếu trả dưới cái giá đó là vi phạm, thế mà người lao động xuất khẩu Việt Nam làm quần quật từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều mà mỗi tháng có người chỉ nhận được trong tay chừng 300 mỹ kim, không bằng 1/5 lương người bản xứ cũng cùng làm chung một công việc đó. Người chủ hãng Nhật hay tại Nam Hàn, Đài Loan đã cấu kết với công ty xuất khẩu ở Việt Nam vi phạm trắng trợn luật Lao động của các nước này mà không sợ bị phạt vì Nghiên Cứu Sinh hay Tu Nghiệp Sinh chỉ là những người đi nghiên cứu hay học nghề, không phải là người lao động nên đó không phải là tiền lương mà tiền của hãng cho để xài vặt.

Nếu các công ty giới thiệu xuất khẩu lao động ở Việt Nam, nói thẳng ra là bộ phận của một cơ quan nhà nước nào đó khi làm hợp đồng ghi rõ là những người này sang Hàn Quốc hay sang Nhật làm lao động thì chắc chắn đồng lương sẽ nhận được nhiều hơn, giảm bớt việc bỏ trốn. Lý do chính đưa đến việc người lao động xuất khẩu thường hay bỏ trốn là vì những bất công trong công việc và sự bắt chẹt đồng lương của hai phía công ty môi giới và công ty nhận người làm. Không giải quyết sòng phẳng những bất công này mà đi vẽ ra luật này, luật kia thì chỉ để bắt chẹt thêm những người dân thấp cổ bé miệng mà thôi. Do đó, muốn ngăn chận tình trạng trốn ở lại của người lao động, Hà Nội cần phải có những luật lệ mang một số nội dung như sau:
- Ngăn chận tình trạng cưỡng đoạt mồ hôi của người lao động qua việc bắt chẹt tiền lương của các công ty môi giới và công ty nhận người lao động làm việc.
- Quy định một cách hợp lý về việc trả lương cho người lao động theo tiêu chuẩn lao động của quốc gia hiện hành chứ không thể áp dụng tuỳ tiện của công ty môi giới với chủ nhân.
- Tạo điều kiện dễ dãi cho người lao động trong việc thay đổi công việc hay nơi cư trú nếu họ không cảm thấy thích hợp với công việc mà đã lỡ ký hợp đồng trước khi được đưa sang làm việc.
- Quy định nhân viên các tòa đại sứ phải đứng về phía người lao động xuất khẩu để bảo vệ chứ không được đứng trên tư thế của các chủ nhân hầu bắt chẹt hay uy hiếp người lao động.
- Nhà cầm quyền phải dành mọi dễ dãi và giúp đỡ trong việc hồi hương khi người lao động gặp khó khăn.

Trên đây là những điều tâm huyết mà nhiều lao động xuất khẩu tại các quốc gia nói lên nhưng hầu như Cộng sản Việt Nam không bao giờ chú ý. Do đó, ngày nào mà Hà Nội không thực tâm chăm sóc và bảo vệ người lao động xuất khẩu, thì việc Quốc hội CSVN ra hàng chục Nghị định cũng không thể nào ngăn chận việc trốn ở lại các công nhân Việt Nam tại Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản ở mức báo động như hiện nay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.