Lời giới thiệu: Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Với nhận thức rằng: Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo xâm phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người.”

Với những lời đó trong phần mở đầu, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được Liên Hiệp Quốc công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Kể từ đó cho đến nay, Tuyên Ngôn này đã là mẫu mực để cộng đồng nhân loại noi theo và cố gắng thực hiện. Và cũng nhờ vào Tuyên Ngôn này mà người dân của nhiều nước trên thế giới đang được hưởng một cuộc sống tự do và ổn định.

Riêng tại Việt Nam, hiện nay nhà cầm quyền Cộng sản vẫn đang tước đoạt những quyền căn bản nhất của con người. Tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam đã kéo dài từ nhiều thập niên qua, và đã gia tăng đáng ngại trong những năm gần đây. Rất nhiều người đã bị kết án nặng nề chỉ vì họ thực thi những quyền tự do căn bản như tư tưởng, tôn giáo, ngôn luận, lập hội và tụ họp.

Trong số này có ông Lê Đình Lượng, một người hoạt động xã hội vừa bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế vào tháng 8 năm 2018. Ông Lê Đình Lượng đã có quá trình nhiều năm tranh đấu chống tham nhũng, bảo vệ môi sinh, bảo vệ chủ quyền của đất nước, và cho nhân quyền của người Việt Nam đặc biệt là những quyền tự do ngôn luận, lập hội và tụ họp. Ông đã bị xét xử một cách bất công và tại phiên tòa phúc thẩm, ông đã nói rằng:

“Việc làm của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.”

Trước tấm gương can đảm của Ông Lê Đình Lượng, để nêu cao sự hy sinh của rất nhiều nhà hoạt động đang bị giam cầm hoặc đang đấu tranh, đồng thời nhắc nhở trước dư luận tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Đảng Việt Tân trân trọng thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng.

Giải thưởng này sẽ được một ban giám khảo tuyển chọn và sẽ được công bố vào thời điểm 10 tháng 12 hàng năm, đánh dấu ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời và cũng là ngày sinh nhật của Ông Lê Đình Lượng. Tất cả những cá nhân hay tổ chức hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới với mục tiêu phát huy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam sẽ là đối tượng để nhận giải thưởng này.

Chúng tôi mong mỏi giải thưởng này sẽ là một nỗ lực đóng góp cụ thể vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và sự tự do của dân tộc Việt Nam.

Ngày 21 tháng 11 năm 2018
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

EVN xin tăng giá điện vì lỗ, trong khi hàng loạt công ty con gởi ngân hàng hàng chục ngàn tỉ thu lãi hàng trăm tỉ đồng, theo báo Lao Động. Ảnh: FB Do Duy Ngoc

EVN lỗ thật không?

EVN đã 8 lần tăng giá điện, mới nhất là tăng từ tháng 5/2023, mới đây EVN lại đề nghị tăng thêm từ tháng 9/2023. Lý do Điện lực Việt Nam tăng giá vì lỗ. Ở xứ ta, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước luôn than lỗ. Tài nguyên dưới đất chỉ đào lên mang bán mà cũng lỗ thì chẳng còn ý kiến gì nữa.

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa bị chính quyền CSVN bắt giữ vì tội “trốn thuế.” Ảnh: Facebook Hong Hoang

Đằng sau vụ bắt giam bà Hoàng Thị Minh Hồng

Bà Hồng bị bắt giam với cáo buộc “trốn thuế,” cùng tội danh với một số nhà hoạt động môi trường khác như bà Ngụy Thị Khanh, và các ông Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, và Bạch Hùng Dương. Bà Khanh đã được trả tự do nhưng các ông Lợi, Bách, và Dương vẫn còn ở tù. Bà Hồng dường như bị bắt giam để lấp vào chỗ mà Khanh bỏ lại trong nhà giam.

Máy bay C919 sản xuất trong nước của Trung Quốc vừa hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên. Ảnh: Twitter

Máy bay C919 của Trung Quốc cất cánh, nhưng có bay được hay không còn tùy thuộc vào lệnh cấm của Hoa Kỳ

Nhật báo Bắc Kinh do nhà nước Trung Quốc (TQ) điều hành đã hớn hở tuyên bố: “Sau nhiều thế hệ nỗ lực, cuối cùng chúng ta đã phá vỡ thế độc quyền hàng không của Tây Phương và thoát khỏi nỗi nhục phải ngồi may (chai đít) ‘800 triệu chiếc áo sơ mi cho một chiếc Boeing’.”

Tuy vậy, các nhà phê bình đã nhanh chóng lưu ý rằng động cơ, hệ thống điện tử hàng không và các thành phần quan trọng khác của C919 đều được mua từ các nhà cung cấp của Hoa Kỳ và Châu Âu. Tạp chí The Wall Street Journal đã đưa tin rằng, C919 “phải leo lên một con đường dốc mới dẫn đến sự thành công.”