LS Hùynh Văn Đông bị xóa tên khỏi đòan luật sư tỉnh DakLak

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2011-08-13

Một luật sư trẻ từng tham gia những vụ án được cho là nhạy cảm ở Việt Nam là Luật sư Huỳnh Văn Đông, vừa bị đoàn luật sư tỉnh Dak Lak nơi anh sinh hoạt, kỷ luật xóa tên.

Lý do?

“Theo đề nghị của Ban Khen thưởng – Kỷ luật thì LS Đông có ý kiến gì nữa không?

LS Huỳnh Văn Đông: Ý kiến cuối cùng là đề nghị Ban Khen thưởng – Kỷ luật phải xem xét một cách tích cực nhất, hợp lý nhất tất cả những kiến nghị mà các cơ quan gửi tới. Đã hành nghề luật sư phải tôn trọng sự thật và tôn trọng chứng cứ, những gì mang tính qui chụp không có căn cứ rõ ràng, đề nghị Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật bỏ qua không xem xét.”

Quí thính giả vừa nghe đoạn ghi âm những phát biểu cuối cùng của luật sư Huỳnh Văn Đông trước khi Ban Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư tỉnh Dak Lak hội ý ra quyết định cuối cùng về những điều mà họ cho là vi phạm cũng như ý kiến được các tòa án khác báo về yêu cầu phải có biện pháp kỷ luật với luật sư Huỳnh Văn Đông.

Và quyết định đưa ra tại cuộc họp vào chiều ngày 12 tháng 8 là xóa tên luật sư Huỳnh Văn Đông khỏi đoàn luật sư tỉnh Dak Lak. Quyết định này được đưa ra bởi bốn thành viên Ban Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư tỉnh này gồm ông chủ tịch kiêm chủ nhiệm đoàn luật sư Dak Lak, Chu Đức Lưu, hai vị phó chủ nhiệm là luật sư Tạ Quang Tòng và luật sư Nguyễn Hàn Lâm, cùng một ủy viên là luật sư Phan Thanh Sơn. Một ủy viên của Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak vắng mặt là luật sư Lưu Thị Thu Hiền.

Luật sư Chu Đức Lưu vào sáng ngày 13 tháng 8 cho biết về quyết định kỷ luật đó như sau:

LS Chu Đức Lưu: Hôm qua Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật họp xem xét các hành vi vi phạm kỷ luật của anh Đông áp dụng hình thức xóa tên.

Gia Minh: Những hoạt động thế nào mà bị xóa tên như thế, thưa luật sư?

LS Chu Đức Lưu: Quyết định có ghi rõ cơ sở xử lý, anh cứ liên hệ với anh Đông. Khoảng thứ hai hay thứ ba mới nhận được.

Gia Minh: Đã có trường hợp nào xử lý như thế chưa?

LS Chu Đức Lưu: Ai vi phạm thì xử lý, ai không vi phạm thì thôi.

Gia Minh: Vậy từ trước đến nay chưa ai bị xử lý như thế?

LS Chu Đức Lưu: Ai vi phạm gì thì xử lý cái đó thôi.

Gia Minh: Xóa tên nghe ra nặng?

LS Chu Đức Lưu: Đó là luật sư Đông nói. Anh hãy mở điều lệ ra xem vi phạm điều gì.

Gia Minh: Được biết LS Đông tham gia phiên tòa ở Bến Tre và họ gửi yêu cầu đến cho Dak Lak, và đoàn luật sư Dak Lak có điều tra lại không?

LS Chu Đức Lưu: Phải có xác minh cho khách quan chứ. Điều gì họ đúng thì chấp nhận đúng, còn điều gì chưa đúng thì thôi.

Gia Minh: Vậy họ có phản ánh điều gì không đúng?

LS Chu Đức Lưu: Cái đó có gì anh Đông báo lại. Điều này dài dòng lắm mà tôi không nói qua điện thoại được. Tôi cũng có việc bận.

Vi phạm an ninh quốc gia?

Ngoài lý do không đóng đoàn phí trong vòng nửa năm qua mà Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak nêu ra, thì cơ sở để gạch tên luật sư Huỳnh Văn Đông ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Dak Lak còn được cho biết là vì luật sư Huỳnh Văn Đông không chấp hành yêu cầu của tòa án huyện Krong Bak tham gia bào chữa theo phân công.

Một lý do thứ ba được nêu lên là vì có văn thư yêu cầu từ Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, cho rằng luật sư Huỳnh Văn Đông đã vi phạm đạo đức luật sư khi tham gia bào chữa cho hai bị cáo Trần Thị Thúy và Phạm Văn Thông vào phiên xử hồi ngày 30 tháng 5 về tội danh hoạt động nhằm lật đổ nhà nước CHXHCNVN của những người này; cũng như sau phiên xử luật sư Huỳnh Văn Đông đã trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài, mà tòa án tỉnh Bến Tre cho rằng những nội dung trả lời là chống đối nhà nước Việt Nam.
Ngay tại cuộc họp vào chiều ngày 12 tháng 8, luật sư Huỳnh Văn Đông giải trình về việc đóng đoàn phí là muốn đóng luôn cho cả năm, chứ với số tiền không lớn mà hằng tháng phải từ Krong Bak lên tại thành phố Buôn Mê Thuột để đóng cho đoàn thì quá ‘lắt nhắt’, bất tiện. Còn việc không tham gia công tác như yêu cầu của tòa Krong Bak là vì bản thân luật sư Huỳnh Văn Đông không nhận được văn thư gửi đến cho văn phòng, nơi mà chỉ một mình luật sư phải quán xuyết hết mọi việc, nên có lúc phải đi vắng; và văn thư không được bỏ lại trong thùng thư, nên không biết.

Còn những cáo buộc mà tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre nêu ra và yêu cầu Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak phải kỷ luật thì luật sư Huỳnh Văn Đông có ý kiến ngay tại phiên họp kỷ luật vào chiều ngày 12 tháng 8 như sau:

“Trong phần bào chữa của tôi có phần nào không liên quan đến vụ án, xin cũng cho tôi biết. Mà nếu có phần không liên quan thì không có ảnh hưởng đến ‘an ninh quốc gia’. Rõ ràng, trong tất cả những bào chữa và những phát biểu của tôi sau phiên tòa đối với báo giới, tôi thấy không có gì ‘vi phạm an ninh quốc gia’; mà tôi chỉ nói lên với tư cách con người với con người đang giao tiếp với nhau, và tôi kể lại, trình bày lại sự việc tôi chứng kiến và tham gia trên cơ sở sự thật. Điều đó không thể nói ‘vi phạm an ninh quốc gia’ được’.”

Xin được nhắc lại, luật sư Huỳnh Văn Đông từng tham gia với luật sư Lê Trần Luật trong việc bào chữa cho tám giáo dân giáo xứ Thái Hà tại phiên xử phúc thẩm hồi ngày 27 tháng 3 năm 2009.

Một trong tám người là bà Lê Thị Hợi nhắc lại một số điều mà bà nhớ về luật sư Huỳnh Văn Đông:

“Thời điểm bấy giờ ông Đông rất công minh, chính trực. Lâu quá rồi không gặp lại anh ấy nữa. Lúc tham gia ông ấy cũng nói lên được những điều đúng của mình, ông cũng rất mạnh mẽ. Trước tòa ông ấy cũng nói lên lòng của ông để bảo vệ thân chủ. Ông ấy phẩn nộ vì không đồng tình với phiên tòa, đưa ra những bản án như thế ông cũng bức xúc, và trình bày như thế.”

Qua những trình bày từ phía luật sư Huỳnh Văn Đông và việc thoái thác trả lời của luật sư Chu Đức Lưu, chủ tịch Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật và chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Dak Lak, người ta có thể thấy có nhiều khuất tất sau quyết định kỷ luật xóa tên luật sư Huỳnhh Văn Đông ra khỏi luật sư đoàn tỉnh Dak Lak.

Biện pháp này cũng không khác gì với biện pháp mà một số vị luật sư khác tại Việt Nam đã gặp phải chỉ vì công khai bênh vực cho những người dân oan bị mất tài sản, đất đai hay chịu sự oan khiên quá lâu… Đó là trường hợp của các luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Trần Luật….trong những năm qua.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.