Lũ lụt, người dân thua cả ‘con sâu cái kiến’ trong mắt CSVN

Nước lũ ngập tràn vào nhà dân ở thành phố Huế, hình chụp hôm 17/10/2020. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bão và lũ lụt đã giết chết hàng trăm dân lành ở miền Trung, nhưng họ không hề được quan tâm, cũng không được nhắc tới dù chỉ bằng một phút mặc niệm. Có phải người dân không có vai trò, không tồn tại trong guồng máy cai trị?

Tính đến ngày 20 tháng Mười, bão lũ và sạt lở đất ở các tỉnh miền Trung đã khiến 128 người bị thiệt mạng và mất tích; 240.000 nhà dân bị ngập nước, nhiều xóm làng bị chìm dưới nước, bị cô lập.

Những người già lão ở miền Trung nói rằng trận lũ lụt năm 2020 này còn khốc hại hơn trận lụt “lịch sử” năm Thìn 1964. Ngoài người dân bình thường, còn có 22 binh sĩ Sư Đoàn 337 bị chôn vùi trong trận lở núi ở Hướng Hóa, Quảng Trị, và 13 sĩ quan của Quân Khu 4 bị núi lở chôn vùi ở Phong Điền, Thừa Thiên-Huế; báo The New York Times nhận xét đây là tổn thất sinh mạng lớn nhất của quân đội Việt Nam trong thời bình.

Hình ảnh tang thương đăng đầy trên các tờ báo quốc nội, các mạng xã hội.

Trên mạng xã hội cũng vang lên những tiếng kêu cứu khẩn thiết của những người bị cô lập giữa biển nước mênh mông; trên thì trời mưa không dứt, dưới nước dâng lên không ngừng; người thì đói và lạnh, mong sớm có lực lượng cứu hộ đến giúp, đến trao cho chút thức ăn nước uống cầm cự qua ngày.

Hàng trăm, hàng ngàn người hảo tâm đã đứng ra vận động, quyên góp “lá lành đùm lá rách” để mua sắm áo phao, thực phẩm, nước uống chuyển về miền Trung thân thương, tìm cách trao tận tay những nạn nhân của trận lũ lụt. Chỉ trong vòng một tuần lễ, cô ca sĩ Thủy Tiên đã vận động được hơn 100 tỷ đồng (hơn $4,3 triệu) từ bạn bè và người hâm mộ là một trường hợp đáng ghi nhận.

Thật cảm động hình ảnh những thiện nguyện viên trẻ tuổi lội nước đến ngang ngực cố đến với những người dân đang chờ đợi mỏi mòn giữa sống và chết trên mái nhà, trên ngọn cây giữa dòng nước lũ cuồn cuộn.

***

Những ngày này trong nước lại có những “sinh hoạt chính trị lớn”: Họp Quốc Hội ở Hà Nội, đại hội đảng bộ các tỉnh thành khắp cả nước và kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Phụ Nữ 20 tháng Mười, cùng vô số sinh hoạt chính trị nhỏ như kỷ niệm ngày ra báo Quân Đội Nhân Dân!

Khỏi phải nói, đây là những dịp để cán bộ đảng viên ở Việt Nam áo mũ xênh xang, hoan hỉ chúc tụng nhau trong những hội trường tràn ngập hoa và khẩu hiệu lòe loẹt.

Không ai trong đám đó quan tâm tới tình cảnh đồng bào đang khốn khổ trong lũ lụt, mà vẫn vô tư tham gia lễ lạt, mua quà, tặng hoa rồi chụp hình chúc mừng trên Facebook, cứ như thảm cảnh ở đâu đó không liên can gì tới mình.

Không ai trong giới lãnh đạo lên tiếng nhận trách nhiệm về những tổn thất nhân mạng và tài sản mà lẽ ra có thể tránh được nếu chính quyền chuẩn bị chu đáo những kế hoạch ứng phó lũ lụt năm nào cũng xảy ra, về sự chậm trễ, hay đúng hơn là hoàn toàn thiếu vắng, các hoạt động cứu hộ đồng bào vùng lũ giữa lúc người dân cần cứu giúp nhất.

Không ai trong giới lãnh đạo chóp bu của đảng và chính phủ Việt Nam nhận trách nhiệm về tình trạng phá sạch rừng lấy gỗ làm dinh thự, bàn ghế cho các quan chức và “đại gia” lắm tiền nhiều của; về những chính sách sai lầm và tàn hại dung túng các đập thủy điện “cóc” tràn lan ở các khu rừng đầu nguồn trên dải Trường Sơn. Các thủy điện này cạo sạch rừng và treo hàng ngàn quả bom nước trên đầu người dân để rồi mỗi mùa mưa lũ các thủy điện cóc này lại “xả lũ đúng quy trình” dìm hàng trăm thôn làng dưới làn nước dữ!

Tính đến nay, cả nước đã có 324 thủy điện nhỏ đang hoạt động, 158 dự án thủy điện nhỏ đang xây dựng và 300 dự án thủy điện nhỏ khác đang được chuẩn bị, theo báo chí trong nước. Mỗi thủy điện nhỏ phá hủy 125 hécta rừng, tác hại đối với môi trường sinh thái và cuộc sống người dân ở đồng bằng là không thể tính hết; trong khi “của rừng” nối nhau đổ về nhà các quan lớn và đại gia thì người dân phải trả giá bằng sinh mạng và tài sản!

Ngay cả việc tưởng niệm người chết vì lũ lụt cũng có sự phân biệt đối xử giữa “dân” và “cán bộ.” Trang thông tin điện tử của Quốc Hội CSVN tường thuật mở đầu phiên họp trù bị của Quốc Hội lúc 8 giờ 10 phút sáng ngày 20 tháng Mười, các đại biểu Quốc Hội đã dành một phút im lặng để tưởng niệm Tướng Nguyễn Văn Man – cũng là một đại biểu Quốc Hội – đã tử nạn khi cùng đoàn sĩ quan 13 người bị núi lở vùi lấp trên đường vào thủy điện Rào Trăng 3 ở Thừa Thiên-Huế. Không một phút tưởng niệm nào cho gần một trăm đồng bào khác bị lũ lụt vùi lấp hoặc cuốn trôi. Chỉ vì họ là những người dân bình thường không phải là đảng viên, cán bộ như ông Man.

“Tất cả những cách hành xử trên chỉ có thể làm cho người ta thấy rằng, càng ngày, các cơ cấu quyền lực càng xa rời dân. Tự họ đã đặt họ tách biệt ra khỏi dân, đứng lên trên dân, đứng ra ngoài dân. Có phải họ đang muốn chứng tỏ, họ là thế lực cai trị, họ có quyền, họ không cần đến dân?,” Bác Sĩ Võ Xuân Sơn bất bình nêu câu hỏi trên trang Facebook cá nhân.

***

Quả thật, người dân không có chỗ đứng trong xã hội toàn trị của đảng CSVN. Không được tự do bầu cử ứng cử để chọn người đại diện cho mình trong bộ máy công quyền, không có tiếng nói trong các vấn đề quốc kế dân sinh (nói không theo ý đảng thì rủi ro bị bỏ tù, bị đàn áp), và không có cả chút cảm thông, thương tiếc từ giới cầm quyền mỗi khi tai ương hoạn nạn cướp đi sinh mạng và tài sản của nhiều người.

Một guồng máy cai trị tàn bạo, tham lam và vô cảm đang đè nặng lên xã hội mà trong đó người dân chỉ là những nô lệ câm nín nai lưng làm lụng và đóng thuế.

Điều may mắn là trong các tầng lớp dân chúng đâu đó vẫn còn ngọn lửa của lương tâm, của tình người, vẫn sôi sục tinh thần “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.” Lũ lụt đã kích hoạt cả một phong trào tương thân tương ái, kẻ góp của người góp công nhằm xoa dịu phần nào nỗi khổ của người dân bị nạn. Phong trào lan rộng cả ở hải ngoại.

Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản “sợ dân hơn sợ giặc.” Trước làn sóng sôi động quyên góp cứu trợ của cá nhân, tổ chức xã hội dân sự mỗi khi có thiên tai địch họa, ngay từ năm 2008, chính phủ CSVN đã ban hành Nghị Định số 64/2008 do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký với cái tên dài dòng: “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghị định này quy định ngoài các đơn vị thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam ở trung ương và địa phương, các quỹ xã hội của chính phủ thì “không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ”(!). Trong thảm họa lũ lụt hiện nay, khi những nhân vật nổi tiếng như cô ca sĩ Thủy Tiên và nhiều tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự được cộng đồng tin cậy trao tiền cứu trợ, nhà cầm quyền CSVN lại dựa vào nghị định bất nhơn này để cấm người dân quyên góp, tổ chức các đoàn cứu trợ đưa tiền, hàng hóa, thực phẩm đến tận tay người bị nạn; yêu cầu những người hảo tâm đóng góp vào các quỹ xã hội của mặt trận! Các dư luận viên của đảng còn lên mạng gièm pha những người cứu trợ là “đánh bóng tên tuổi,” các cuộc vận động cứu trợ là “âm mưu của thế lực chống đối.” Thật là trâng tráo!

Những kẻ cầm quyền ở Việt Nam hiện nay không chỉ “đứng lên trên dân, đứng ra ngoài dân” như lời Bác Sĩ Sơn, họ còn vô cảm và vô trách nhiệm cùng cực. Đã không hành động kịp thời cho dân cho nước mà còn nhìn dân chúng đang vật vã giữa bùn đất và nước lũ, đang tất bật nhường cơm sẻ áo cho nhau như là những “thế lực thù địch” phải ra tay ngăn chặn thì cái guồng máy cai trị hiện nay, cái đảng cầm quyền hiện nay không còn đủ tư cách để tồn tại, không cần thiết cho dân, phải bị vứt vào đống rác của lịch sử.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.