Luật Đất Đai hủy diệt giống nòi

Nông dân và đồng ruộng. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ Đồng Tâm bản chất là tranh chấp đất đai gây ra biết bao khổ đau, oan sai và rối loạn xã hội.

Nhưng với Luật Đất Đai hiện nay thì vấn đề tranh chấp đất đai chỉ là một khía cạnh nhỏ, thậm chí rất nhỏ bộc lộ tính phản động của bộ luật này.

Vậy khía cạnh lớn, rất lớn mang tính bản chất cốt lõi thể hiện tính phản động, phản Dân, phản nước của bộ luật này là gì?

Tại sao gã dám khẳng định bộ luật này nguy hiểm nhất và là tác nhân chính hủy diệt giống nòi?

Bao lâu nay chúng ta chỉ ồn ào chuyện cướp đất để làm dự án, chuyện lợi ích bất động sản nhưng xét cho cùng vấn nạn đó chỉ liên quan đến bộ phận rất nhỏ dân chúng mà thôi.

Mà chuyện không liên quan đến tranh chấp, không liên quan đến các dự án bất động sản mới là phần chìm của tảng băng nổi. Và nếu không dẹp ngay luật đất đai với bản chất đất đai là sở hữu toàn Dân do Nhà nước quản lý thì không lâu nữa tảng băng chìm này sẽ nhấn chìm cả nòi giống Việt.

Hiện nay 70 triệu nông dân Việt Nam canh tác nông nghiệp trên 27.300.000 ha nhưng với Luật Đất Đai thì họ chỉ là chủ quyền sử dụng đất chứ không phải là chủ sở hữu đất. Chính vì không được quyền chủ của đất đa số nông dân không thương đất, yêu đất chăm sóc đất như đất của chính họ. Luật Đất Đai biến họ trở thành những kẻ tận thu, tận dụng, tranh thủ bóc lột đất để sinh nhai và làm giàu trước mắt.

Có thể khẳng định hầu hết 27.300.000 ha đất mồ hôi và cả xương máu của tổ tiên, cha ông khai phá, nuôi dưỡng và bảo vệ đã bị chính hàng chục triệu nông dân hủy diệt bằng hàng triệu tấn phân hóa học, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu độc hại.

Một nhà kinh doanh Nhật Bản đến Vân Hồ, Sơn La thuê 50 ha trồng chè đã phải bóc toàn bộ lớp đất mặt vì bị hủy diệt thay vào lớp đất khác rồi nuôi trùn suốt một năm nhờ trùn làm sống lại… đất sau đó mới trồng giống chè của họ.

Liệu chúng ta có đủ năng lực cứu đất như các nhà kinh doanh Nhật không?

Đất bị hủy diệt với diện tích khổng lồ khác gì Đất nước bị xâm lăng và chà đạp?

Nhưng thà đất nước bị xâm lăng mà đất không bị hủy diệt tác hại lâu dài đến Dân tộc, giống nòi ở mức độ tàn phá vẫn không thể bằng đất nước độc lập mà đất bị chính người dân bóc lột tận cùng và hủy diệt đến tận cùng.

Mỗi người Việt Nam nếu không thấy sự thật khủng khiếp này để tác động lãnh đạo đảng CSVN nhanh nhất có thể hủy bỏ Luật Đất Đai nguyên nhân của mọi nguyên nhân hủy diệt đất đai tài nguyên lớn nhất, vô giá của quốc gia, dân tộc thì chính chúng ta là tội đồ của Lịch sử dân tộc Việt.

Hủy diệt!

Hủy diệt với đầy đủ nghĩa của nó vì đất bị hủy diệt để không còn ra cây trái tốt lành, cây trái sạch thì môi trường sống bị hủy diệt, văn hoá bị ủy diệt, đạo đức bị hủy diệt, con người bị hủy diệt tổng thể tức là giống nòi bị hủy diệt.

Luật Đất Đai gây ra Tội ác ngút trời mà những vụ án Thủ Thiêm, Đồng Tâm làm chao đảo niềm tin của người Dân chỉ là quá bé nhỏ.

Chừng nào Luật Đất Đai theo mô hình cộng sản – sở hữu toàn dân – thực chất là sở hữu nhà nước không thay đổi triệt để trả cho người dân thực sự là chủ đất thì con đường mất nước, mất dân tộc với đúng bản chất của nó, không xa.

Lưu Trọng Văn

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.