nông dân Việt Nam

Cánh đồng lúa. Ảnh: Kinh Tế Saigon Online

Nông dân góp ý đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” liên quan đến hàng triệu nông dân ĐBSCL lẽ ra Bộ Nông nghiệp và PTNT phải tổ chức lấy ý kiến trực tiếp nông dân ĐBSCL thông qua Hội Nông dân trước khi xây dựng vì nông dân chúng tôi là người thực hiện đề án…

Nông dân MIền Tây vào mùa gặt. Ảnh: VnExpress

Nghịch lý Miền Tây

Để hiểu tại sao nông dân Miền Tây nghèo, tôi xin lấy trường hợp của người hàng xóm tôi. Gia đình anh B có 5 công đất do ông bà để lại. Mỗi năm anh canh tác 2 vụ, hay nếu thuận lợi, 3 vụ mùa. Với 3 vụ mùa, sau khi khấu trừ tiền phân, tiền thuốc trừ sâu, tiền mướn nhân công, tiền vay ngân hàng mỗi đầu vụ, thì anh bỏ túi được chừng 15 triệu đồng (khoảng 750 USD). Tính ra, mỗi tháng anh đem về nhà chỉ chừng 60 USD.

Chiến tranh Ukraine làm giá phân bón tăng cao, gây khó khăn cho nông dân Việt Nam. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Chiến tranh Ukraine làm tăng giá phân bón, gây khó khăn cho nông dân Việt Nam

Là một quốc gia có quan hệ kinh tế khá quan trọng với cả hai nước Nga và Ukraine, cũng như là một nước xuất khẩu rất nhiều hàng hóa, Việt Nam đang bắt đầu bị tác động gián tiếp của cuộc chiến tranh Ukraine. Đáng chú ý là việc tăng giá dầu thô do xung đột Nga-Ukraine đã ảnh hưởng lây đến ngành nông sản của Việt Nam, nhất là do giá phân bón tăng theo.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam chính thức giành vé dự giải World Cup bóng đá nữ. Ảnh chụp từ VnExpress

Tự hào quá Việt Nam ơi

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã chính thức đoạt vé tham dự World Cup Bóng đá nữ. Có thể nói, đó mới chính là việc mà chúng ta cần tự hào, vì các cầu thủ nữ của chúng ta chẳng được mấy ai quan tâm, chẳng có ưu đãi nào, và phải vượt rất nhiều khó khăn.

Giá ớt rớt thê thảm khiến người nông dân miền Trung điêu đứng. Ảnh: RFA

Nông dân với bao khó khăn chồng chất qua những đợt dịch Covid-19

Từ đầu năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phải gánh chịu các khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả ba miền, thời tiết bất thường, thiên tai… mà còn phải chịu tác động tiêu cực đa chiều từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Các loại nông sản của Việt Nam đa phần có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch… Không những thế, năm nay, người trồng trọt còn phải đối mặt với dịch Covid-19 khi nhiều vùng trồng trọt không có thương lái đến mua vì bị cô lập chống dịch. Chưa kể nhiều vùng không bị cách ly thì khách mua cũng ít do tình hình kinh tế khó khăn.

Nông dân và đồng ruộng. Ảnh: Internet

Luật Đất Đai hủy diệt giống nòi

Mỗi người Việt Nam nếu không thấy sự thật khủng khiếp này để tác động lãnh đạo đảng CSVN nhanh nhất có thể hủy bỏ Luật Đất Đai nguyên nhân của mọi nguyên nhân hủy diệt đất đai tài nguyên lớn nhất, vô giá của quốc gia, dân tộc thì chính chúng ta là tội đồ của Lịch sử dân tộc Việt.

Lúa chín, nông dân cắt xong chở ra bờ kinh hoặc lộ giao thông bán cho các thương lái đi thu mua.

Nông dân đang làm nô lệ trên mảnh ruộng toàn dân

Nông dân bán lúa tại ruộng, VFA (Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam) mua lúa tại kho: Thương lái lúa mua lúa của nông dân từ ruộng đem về nhà máy xay gạo bán cho thương lái gạo, thương lái gạo vô bao gạo rồi dán nhãn các công ty VFA chở xuống cảng, VFA xuống cảng giao gạo cho khách hàng nước ngoài lấy tiền.

VFA ký hợp đồng bán gạo thế nào là bí mật quốc gia, VFA lời bao nhiêu tiền 1kg gạo là bí mật quốc gia. Gạo là của VFA nông dân không được quyền bàn đến.

Gạo, nỗi lo của người Việt Nam

Trong lúc đại dịch coronavirus tiếp tục hoành hành, cuộc tranh luận về việc xuất hay không xuất gạo trở nên gay gắt và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt…

Còn Trung Quốc thì sao? Nước này không những ngưng xuất khẩu nhiều loại nhu yếu phẩm, mà còn đang nỗ lực bổ sung vào kho dự trữ lương thực chiến lược của họ. Là nước sản xuất gạo nhiều nhất thế giới, Trung Quốc có khu dự trữ gạo và lúa mì đủ dùng trên một năm, nhưng họ vẫn chưa cho là đủ, nên đang ráo riết thu mua lúa gạo. Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp chính. Đây là lý do mà sự xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đột nhiên tăng vọt, khiến dư luận phải chú ý và đặt vấn đề.