Nông dân đang làm nô lệ trên mảnh ruộng toàn dân

Lúa chín, nông dân cắt xong chở ra bờ kinh hoặc lộ giao thông bán cho các thương lái đi thu mua.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nông dân, giai cấp tiên tiến trong liên minh thần thánh công nông đang làm nô lệ trên mảnh ruộng của toàn dân, Giáo Sư Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân từng nói: “Nông dân đang ở đợ cho doanh nghiệp.”

Nông dân làm lúa từ khi sạ đến lúc thu hoạch thời gian khoảng 90-100 ngày, lúa mới sạ mong trời đừng mưa, phải phun thuốc diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng, loại ốc mà cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã đem về nuôi, để ngày nay nó tàn phá những nhánh mạ non của nông dân.

Đổ mồ hôi sôi nước mắt, bán mặt cho đất bán lưng cho trời: khi xịt thuốc, khi bón phân, cấy từng lỗ nhỏ, nhổ từng cây cỏ sót để hạt lúa giống trở thành bông lúa vàng tươi.

Lúa chín, cắt xong chở ra bờ kinh hoặc lộ giao thông bán kiếm đồng lời nuôi sống gia đình.

Đồng lời bị Bộ Tài chính lén lút khống chế ở mức 30% so với giá thành, lời 30% nông dân phải ăn mắm húp giòi, thắt lưng buộc bụng mà sống, muốn nuôi con ăn học thành tài phải bán đất mà nuôi. Hãy đến ngân hàng nhìn vào sổ đỏ mà nông dân thế chấp, sẽ thấy sự tốt đẹp của cái thứ 30%.

Hằng năm, các ban ngành đoàn thể tổng kết hoạt động lúa gạo đều thành công rực rỡ vì đã tiêu thụ hết lúa của nông dân, mà không bao giờ nhắc rằng giá lúa đó rẻ như bèo.

Hằng năm, tiếng hoan hô thành tích xuất khẩu gạo đứng nhất, đứng nhì thế giới, che khuất tiếng khóc của nông dân: Giá bán gạo xuất khẩu luôn thấp nhất thế giới.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hầu hết là công ty nhà nước, với 2 Tổng Công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc làm nòng cốt, được độc quyền mua lúa nông dân xay ra gạo và bán gạo xuất khẩu cho nước ngoài.

VFA ấn định mức lúa theo định hướng 30% của Bộ Tài chính, nhưng có những năm, muốn tham lời nhiều, ép giá lúa  nông dân xuống tận giá thành nông dân ráng chịu.

Nông dân bán lúa tại ruộng, VFA mua lúa tại kho: Thương lái lúa mua lúa của nông dân từ ruộng đem về nhà máy xay gạo bán cho thương lái gạo, thương lái gạo vô bao gạo rồi dán nhãn các công ty VFA chở xuống cảng, VFA xuống cảng giao gạo cho khách hàng nước ngoài lấy tiền.

VFA ký hợp đồng bán gạo thế nào là bí mật quốc gia, VFA lời bao nhiêu tiền 1kg gạo là bí mật quốc gia. Gạo là của VFA nông dân không được quyền bàn đến.

VFA bán gạo xuất khẩu bằng cách đi qua Philippines đấu thầu với giá sàn do Phi ấn định, ký hợp đồng xong phải nộp thuế nhập khẩu gạo 35%. Thiệt là khôn nhà dại chợ.

Dù có mức lời chết đói 30%, nhưng VFA muốn cho nông dân lời bao nhiêu thì cho, chính phủ sẽ ra văn bản bảo kê cho VFA xóa mức lời 30% để ép giá lúa nông dân xuống đến giá thành.

Nông dân làm lúa chén cơm chan lẫn mồ hôi, bị đổ thừa lời 30% không giàu là do không biết giảm giá thành sản xuất.

VFA không hề động cái móng tay, gạo dâng tận miệng, nhưng huy chương năm nào cũng có do tiền lời tỷ tỷ, nên được khen kinh doanh giỏi lời nhiều.

Không ai nghĩ rằng tiền lời đó do bóp cổ nông dân mà có, huy chương của VFA do độc quyền mà có, huy chương đó làm bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của nông dân.

Cùng chia trong lợi nhuận lúa gạo: Nông dân lời 30%, VFA lấy lời tùy ý.

VFA là địa chủ, là cường hào loại mới.

VFA không cấy lúa trên lưng nông dân, VFA ngồi trên đầu nông dân, ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.

Hoàng Kim

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.