Gạo, nỗi lo của người Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22 tháng Ba, báo chí Việt Nam và mạng xã hội nổi sóng khi được biết Trung Quốc nhập khẩu ào ạt gạo của Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2020, số gạo xuất sang Trung Quốc tăng 7 lần về sản lượng, 8 lần về giá trị so với cùng thời gian của năm 2019.

Ngày 23 tháng Ba, trước áp lực của dư luận, ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tổng Cục Hải Quan tạm ngưng xuất khẩu gạo sau 0g ngày 24 tháng Ba. Chỉ thị này gây hoảng loạn giới nông dân và các lái buôn gạo. Ngay sau đó, Bộ Công Thương có văn bản hoả tốc đề nghị thủ tướng cho hoãn quyết định trên,

Trong lúc đại dịch coronavirus tiếp tục hoành hành, cuộc tranh luận về việc xuất hay không xuất gạo trở nên gay gắt và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Phe đề nghị dừng xuất khẩu gạo cho rằng nhu cầu bảo đảm an ninh lương thực trong nước vẫn là trên hết. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không ai đoán trước kết cuộc sẽ ra sao. Việt Nam cần cố thủ lương thực cho chắc ăn. Trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng các biện pháp cố thủ lương thực này. Serbia cấm xuất khẩu dầu hướng dương và nhiều sản phẩm khác. Một số nước Bắc Phi cũng lấy quyết định tạm ngưng xuất khẩu lương thực. Kazakhstan, một trong những nước xuất khẩu bột mì lớn nhất thế giới, đã cấm xuất khẩu sản phẩm này và nhiều loại lương thực khác. Nga cũng cho biết đang nghiên cứu việc có nên tiếp tục xuất khẩu lúa mì hay không và sẽ quyết định trong vài ngày tới.

Phe đề nghị nên tiếp tục xuất khẩu cho rằng việc dừng xuất khẩu gạo sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như nông dân trồng lúa. Điều này sẽ khiến giá lúa gạo giảm mạnh, nông dân rơi vào tình cảnh được mùa nhưng mất giá. Theo họ thì vụ Đông Xuân vừa qua, Đồng bằng sông Cửu Long được mùa. Lượng lúa gạo trong dân và doanh nghiệp rất lớn, trên 6,5 triệu tấn gạo cần được bán nhanh, để có kho thu mua các vụ tiếp theo. Hơn nữa, Việt Nam cũng không lo thiếu gạo, vì dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo.

Còn Trung Quốc thì sao? Nước này không những ngưng xuất khẩu nhiều loại nhu yếu phẩm, mà còn đang nỗ lực bổ sung vào kho dự trữ lương thực chiến lược của họ. Là nước sản xuất gạo nhiều nhất thế giới, Trung Quốc có khu dự trữ gạo và lúa mì đủ dùng trên một năm, nhưng họ vẫn chưa cho là đủ, nên đang ráo riết thu mua lúa gạo. Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp chính. Đây là lý do mà sự xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đột nhiên tăng vọt, khiến dư luận phải chú ý và đặt vấn đề.

Trung Quốc thì có chủ trương rất rõ ràng. Còn Việt Nam thì sao?

Nước ta mặc dù có tiếng là nước xuất khẩu gạo trong hàng top của thế giới, nhưng về mặt an ninh lương thực nội địa, chỉ đứng thứ 57/113 quốc gia, đây là mức trung bình, do ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, nếu gặp một cuộc khủng hoảng lớn, như nạn đại dịch hiện nay, Việt Nam có thể mau chóng rơi vào tình trang thiếu lương thực và một bộ phận không nhỏ của xã hội sẽ thiếu đói, do sự chênh lệch giàu nghèo và những bất công trong xã hội.

Trong lúc đó, giá gạo trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng cao. Thái Lan là nước gần như duy nhất cho xuất khẩu gạo, nên độc chiếm thị trường thế giới. Giá gạo nội địa cũng tiếp tục tăng, so với thời điểm trước khi dịch thì giá đã tăng từ 20 đến 30%. Nhà cầm quyền thì đang chờ các bộ báo cáo, đưa đề nghị và chờ sau ngày 6 tháng Tư mới có quyết định chung cuộc. Cuộc tranh luận về việc xuất hay không vẫn tiếp tục nóng.

Hình như trong cuộc tranh luận này, vấn đề ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không thấy đề cập đến. Hình như, ai cũng cho là nay mai, khi hết mùa khô, ĐBSCL sẽ trở lại bình thường, vẫn tiếp tục là vựa lúa của cả nước. Hình như tiếng khóc của người nông dân ĐBSCL đang dở sống dở chết về tình trạng ngập mặn chưa từng có, về sự biến đổi môi trường sinh thái không đến tai các chuyên gia hoạch định chiến lược lương thực!

Còn một mối lo khác là kho dự trữ quốc gia (KDTQG). Hiện nay không có con số chính thức lương thực trong KDTQG là bao nhiêu. Năm 2019, Tổng Cục Dự Trữ Nhà Nước cho biết đã thu mua 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo. Năm 2020 thu mua 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc. Đó là số vào kho của 2 năm 2019 và 2020, còn số ra bao nhiêu thì không rõ. Có người ước lượng hiện nay KDTQG có từ 700.000 đến 800.000 tấn.

Với mức dự trữ này, một nước có gần 100 triệu dân như Việt Nam dùng được tối đa là 45 ngày!

Trong trường hợp xấu là đại dịch kéo dài cả năm hay hơn, số gạo thặng dư đã xuất khẩu hết, mùa màng bị đình trệ, kho dự trữ quốc gia lo cho dân được 45 ngày, sau đó thì sao?

Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ những kẻ lãnh đạo Việt Nam hiện nay không chắc có câu trả lời.

Gạo, đúng là nỗi lo của người Việt Nam!

Nguyễn Ngọc Đức

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.