Lý do ở đời

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Trong tinh thần này, xin giới thiệu đến quý bạn độc bài viết của blogger Người Buôn Gió nhan đề “Lý do ở đời”.

— –

Hôm nay là ngày thứ hai của đại lễ 1000 năm Thăng Long. Từ nhà mình ra hồ Hoàn Kiếm cách nhau vài trăm mét thôi. Đi qua phố Hàng Bè, Hàng Dầu là đến đúng cái đồng hồ điện tử to tướng báo ngày đến đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Nhà mình họ Bùi, ở ngõ Phất Lộc, theo như ông sử học Hà Nội Nguyễn Vinh Phúc thì cách đây vài trăm năm họ Bùi đến đây lập nghiệp và xin đặt tên là xóm Phất Lộc. Sau này thì tất nhiên đổi là ngõ.

Thế mà đại lễ rầm rộ thế, mọi người trong nhà mình cứ như không. Ai việc gì hàng ngày vẫn cứ làm việc đó. Người thứ bảy nghỉ làm thì đi ngủ. Hầu như chả ai nhắc gì đến đại lễ. Cũng đúng thôi, anh chị em nhà mình còn lo làm ăn tối ngày kiếm cơm, hơi đâu để ý đến việc khác. Mình hỏi con cháu 15 tuổi sao không đi xem đại lễ. Nó bảo đi ra đó chen nhau người nhìn người, chứ thấy gì đâu mà đi.

Có cô em dâu ở Bắc Ninh là hay thích đi xem những trò hội hè ở Hà Nội, nhưng dạo này nó sinh em bé nó cũng không đi được nữa.

Tuần trước mình đi xa, ở đó người ta háo hức lắm.Thanh niên hẹn nhau mua vé máy bay về Hà Nội để xem đại lễ 1000 năm Thăng Long. Cái này đúng là tâm lý ’’ xa thương gần thường’’ chứ thực ra chả phải nhà mình nhạt nhẽo với đại lễ hay mấy thanh niên ở xa mặn mà, thiết tha quá. Người ở xa thì háo hức, người ở gần thì thấy nhàm vì quen. Như mình đi hội đua ngựa Bắc Hà tít trên Lào Cai, hăm hở mấy trăm cây lên đó thấy dân Bắc Hà họ thản nhiên như không vậy.

Bởi thế ở nhà xem ti vi HBO, CINEMAX… rồi vào mạng đọc tin linh tinh.

Quanh đi quanh lại có tin bọn khủng bố hoạt động lật đổ chính quyền vẫn là tin thu hút nhất.

Hồi bé mình xem cải lương Dương Vân Nga, thấy bà Nga và ông Hoàn có công đánh giặc được tôn sùng lắm. Hai ông bà này vì đại nghĩa mà đoàn kết, nhường quyền lợi cho nhau vì nghĩa lớn dẹp thù trong, giặc ngoài. Thù trong là bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và bọn quân Tống bên ngoài. Mình ghét bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc lắm và hết lòng cảm phục bà Nga với ông Hoàn.

Lớn lên đi thăm một loạt di tích Ninh Bình, thấy đền thờ ông Điền, ông Bặc được dân chúng trọng lắm. Còn bà Nga và ông Hoàn thờ riêng, dân chúng hầu như ít nhắc đến. Bèn hỏi han, tìm hiểu hóa ra sự việc không hoàn toàn như hồi bé mình nghĩ.

Bà Nga chồng già yếu, chết sớm bà thì đang son sắc lửa xuân, thấy đại tướng Lê Hoàn uy phong lẫm liệt mới cặp bồ, cấu kết thành đôi, nhường này nhường nọ cho nhau. Hai trung thần Điền, Bặc ngứa mắt, vì lòng trung với triều cũ mới chống lại. Lê Hoàn dẫn quân đi dẹp đám đó, bọn phương Bắc nhân cớ Hoàn cướp ngôi vua Đinh mà kéo sang kiếm chác. Nguyên nhân rùm beng là từ đó.

Thế là Hoàn thành anh hùng, thành triều đại quang minh. Trước dẹp thù trong, sau đánh giặc ngoài. Sử sách rạng rỡ, mấy ai rỗi hơi đi tìm hiểu cái nguyên nhân, cái lý do..

Tổng kết cái bọn phản động ngày nay đều có những lý do bất chính mà trước sau báo nhà ta cũng tìm cho chúng một cách hợp lý. Ví dụ học sinh đi du học thì do bị đầu độc, tiêm nhiếm do chói mắt trước xã hội tư bản hào nhoáng. Ông cán bộ già thì bất mãn do không được chính sách đãi ngộ,ông bà nông dân thì hám tiền của bọn thù địch, ông doanh nghiệp vì ham làm bộ trưởng,ông luật sư vợ đẹp, con khôn, tiền nhiều thì cho ông ý cái lý do muốn nổi tiếng như ngôi sao. Còn ông linh mục không ham tiền, ham chức vì là nhà tu không ham được những thứ đó thì hơi khó tìm lý do. Mà ông linh mục thì học hành khiếp lắp từ triết học, thần học đủ thứ, bản lĩnh cao cường đến thế khó ai kích động được thì thôi cho ông ý cái lý do bị hoang tưởng là hợp lý nhất.

Tóm lại là bọn này theo như báo nói thì lý do chỉ tiền, danh, quyền, bị xúi dục, bị ảo tưởng. Từ trước đến nay những thứ này là nguyên nhân chính đáng để chúng bị kết tội cho dù hành vi chúng có hay không hoặc ở mức độ nào chẳng quan trọng lắm. Cần nhất là tìm được cho chúng cái lý do để nhân dân thấy thuyết phục.

Tên phản động lần này bị tóm cổ là Phạm Minh Hoàng, giáo sư, Việt Kiều Pháp. Gay go quá đây. Bảo tên Hoàng thèm tiền hơi khó vì nếu thèm tiền hắn ở Pháp cho rồi. Bảo hắn thèm danh thì cũng chẳng cơ sở bởi hắn cũng chả có ý làm quan chức gì, bảo bị xúi dục thì thiên hạ khó xuôi tai. Giáo sư thì ai mà xúi dục được. May sao tra lý lịch nhà hắn thì có dấu vết là con em chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Vậy tên Hoàng này dù đã được nhà nước ta vì lòng vị tha đã trọng dụng, cho hắn một cơ hội từ chốn nghèo đói, tư bản thối nát, bất công như nước Pháp về nước ta tươi đẹp, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng để làm lại cuộc đời mới. Thế nhưng tên Hoàng không ý thức những thứ mà đất nước ta mang lại cho hắn mà vì thù riêng nên đã phạm tội.

Sau khi nghiền ngẫm mất một ngày, không đi xem đại lễ. Mình rút ra một điều.

Đó là nếu như mình làm nghề tìm lý do cho bọn phản động, sao cho thật thuyết phục dân chúng thấy rõ bộ mặt của bọn này. Vì tương lai chúng còn nhiều, trong khi các anh Nguyễn Bá Thanh, Nông Đức Tuấn, Nguyễn Tấn Dũng không màng danh, lợi, chức vụ sống một cuộc đời liêm khiết, ngày đêm lo lắng cho đất nước thì bọn sâu mọt phản động với những động cơ đê hèn sẽ ngày càng nhiều thêm. Trước tình hình đó, làm sao phải có những lý do thuyết phục cho bà con hiểu bản chất xấu xa của bọn phản động đang ngày đêm phá hoại cuộc sống của nhân dân, đất nước ta.

Ví dụ như sau này phải thêm những lý do mới như tên này vì thất tình mà chống phá nhà nước, tên kia vì nói ngọng, tên nọ do gà nhà nó bị dịch, lợn bị tai xanh hoặc cô này do ế chồng, bà kia bị tắt kinh sớm… vì thế chúng bất mãn và muốn này, muốn nọ…

Giờ sao mà làm được bảng tổng hợp chỉ số các lý do, cho các ban ngành tuyên truyền nước ta về sau gặp tên nào chỉ cần nhìn danh mục là kết luận lý do, nguyên nhân của bọn phản động thì quá tuyệt. Có khi được xét luận án giáo sư cũng nên.

Nguồn: http://nguoibuongio1972.multiply.co…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.