Mặc Thiên: “Tôi Nguyện Dâng Đời Mình Để Hát Cùng Dân Tộc”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ ngày 22/6/2007 – 18/7/2007, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến cuộc biểu tình đòi công lý đông đảo và bi tráng nhất của dân chúng miền Nam chống lại những kẻ cướp đến từ phương Bắc. Nhiều người đã căm phẫn. Nhiều người nữa không giấu được xót xa. Có cả những người bất lực, chỉ có thể đứng nhìn đồng bào trong cơn hoạn nạn trước sự thờ ơ của chính quyền.

Bằng cách này hay cách khác, những người dân Việt Nam đã yểm trợ nhau, chia sẻ hoạn nạn. Trong đen tối đất trời quê hương, một nhạc sĩ đã tự nguyện rút lui vào thế giới underground, từ bỏ những ánh hào quang danh lợi để được hát lên nỗi đau của dân tộc. Người nhạc sĩ ấy tên là Mặc Thiên – nhạc sĩ bí ẩn nhất của năm 2007. Như anh từng tâm sự với Chứng nhân Lịch sử, anh không thể cho phép mình thản nhiên đứng ngoài số phận của giống nòi, không thể bưng mắt, bịt tai trước cảnh khóc than của đồng loại.

JPEG - 44.3 kb

Ca khúc “Khóc mẹ dân oan” (Còn được biết với tên gọi ngắn gọn hơn là “Khóc mẹ”) của anh đã nhanh chóng được truyền đi qua internet đến với những trái tim Việt Nam trên khắp năm châu và đã được Trung tâm Asia chọn giới thiệu trong chương trình Asia 57 qua tiếng hát của nữ ca sĩ Như Quỳnh. Tiếng vọng về từ đồng bào các nước đã chứng minh rằng trong cuộc chiến đấu chống bạo quyền độc tài toàn trị của dân chúng Việt Nam, người dân trong nước không đơn độc.

Nhận dịp ca khúc “Khóc mẹ dân oan” chính thức được phát hành, cộng tác viên của Chứng nhân Lịch sử tại Quy Nhơn đã tìm đến nhà nhạc sĩ Mặc Thiên và có cuộc trò chuyện dưới đây. Để bảo đảm sự an toàn cho cá nhân tác giả, chúng tôi xin được giữ bí mật hình ảnh của anh cũng như mọi thông tin khác liên quan đến Mặc Thiên.

Chứng nhân Lịch sử (CNLS): Xin anh cho biết trong hoàn cảnh nào anh đã viết tác phẩm “Khóc mẹ dân oan” và vì sao anh lại viết những lời như vậy?

Mặc Thiên: Đầu tiên, cho phép tôi được cảm ơn Chứng nhân Lịch sử đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này cũng như cảm ơn Trung tâm Asia và ca sĩ Như Quỳnh đã giúp hát lên ca khúc của tôi. Tôi muốn nói rằng tôi chỉ là một trong số rất nhiều những tác giả đã chọn con đường hát cho vận mệnh đất nước. Ca khúc “Khóc mẹ dân oan” cũng chỉ là một bài hát nhỏ bé trong số nhiều bài hát chưa có cơ hội được vang lên dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chế độ này. Nhưng tôi cũng đồng thời khẳng định rằng sẽ không có sức mạnh nào đè bẹp được lòng dân. Không có bạo quyền nào cướp được trái tim của dân tộc.

JPEG - 64.2 kb

Về ca khúc “Khóc mẹ dân oan”, tôi đã viết ngay trong những ngày tháng diễn ra cuộc biểu tình của người dân miền Nam Việt Nam chống lại quân gian ác đã cướp đất đai, nhà cửa của mình. Báo chí nô dịch của nhà nước có thể gọi đó là cuộc “khiếu kiện đông người”, nhưng tôi gọi đó là cuộc biểu tình chống chính sách ăn cướp của chính quyền từ những cấp rất cao chứ không chỉ của bọn cán bộ địa phương quen thói vơ vét, hà hiếp dân nghèo. Tôi đã không có điều kiện để vào tận nơi, để nhìn tận mắt cảnh khổ của bà con, nhưng qua những thông tin từ bạn bè văn nghệ sĩ, tôi biết bà con đã phải chịu đau khổ, uất ức đến bực nào. Nơi tôi ở đây cũng là một thành phố nhưng chỉ cần cán bộ phường đe nẹt một tiếng là người dân đã sợ điếng hồn. Không sợ sao được? Từ ngày có chế độ Cộng sản ở Việt Nam, bao nhiêu người đã chết, đã bị thủ tiêu bằng những hình thức man rợ nhất mà cuộc thảm sát năm 1968 ở Huế là vết đen Cộng sản sẽ không bao giờ rửa được dù họ có đổ hết bao nhiêu xà bông với hóa chất giặt tẩy loại mạnh nhất. Tội ác Cộng sản, tôi muốn dùng hai câu trong bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi để chỉ cho rõ. Đó là: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

Người dân Việt Nam đã quen bị hà hiếp đến mức chịu đựng trở thành một đặc tính. Vậy thì tại sao họ lại dám đứng lên, cả ngàn người? Chỉ có một cách trả lời thôi. Vì cái mà bọn cướp bắt họ chịu đựng đã vượt quá sức chịu đựng của người dân. Nói cách khác là người dân đã không thể chịu đựng nổi. Bạn tôi ở Sài Gòn kể lại trong gần một tháng đó, những người dân nghèo đã bị trệt đường sinh sống. Họ bị chặn không cho nhận tiếp tế thức ăn, nước uống. Họ bị chặn không cho tắm rửa, không cho đi vệ sinh là những nhu cầu thiết yếu của một con vật chứ chưa nói là một con người. Ai là người Việt Nam không xót xa khi nhìn thấy những người mẹ già, những đứa em thơ dại phải dầm mưa, dãi nắng để đòi lại đất nhà? Nếu có một hay nhiều kẻ như vậy, tôi phải gọi đó là bọn vô lương tâm, là quân dã thú.

CNLS: Thưa anh, có một câu hát trong “Khóc mẹ dân oan” mà nhiều người chưa hiểu rõ lắm là câu “Mẹ biết sống sao đây khi đổi 10 lấy 1”. Anh giải thích gì không?

Mặc Thiên: Cô có còn nhớ lần đổi tiền ở Việt Nam hồi năm tám mấy không (Cuộc đổi tiền ngày 14/9/1985 tại Việt Nam theo nguyên tắc 1 đồng tiền mới ăn 10 đồng tiền cũ – CNLS). Cô ngủ một giấc, sáng ra thấy tiền trong túi mình chỉ còn có 1/10 giá trị. Cảm giác của cô lúc đó ra sao? Có thể lúc đó cô còn trẻ nên không biết chứ còn bọn tôi thì vẫn cảm giác như mình vừa bị cướp một cách trắng trợn mà không làm gì được. Giờ cũng vậy! Cô có 1000m2 đất. Chính quyền lấy và cho phép cô mua lại 100m2 với giá cao gấp 10 lần giá họ gọi là bồi thường cho cô vì đã lấy đất của cô. Tức là sau khi cô mua lại 100m2 đất của chính cô thì cô hết tiền. Nó cũng giống y chang như khi cô ngủ một giấc thức dậy thấy nhà mình nhỏ đi chỉ còn có 1/10. Còn 9/10 kia trở thành tài sản của bọn cướp để chúng bán cho nước ngoài, lấy tiền bỏ túi.

CNLS: Là một tác giả thuộc nhóm “chính thống” và có nhiều tương lai, điều gì đã dẫn anh đến quyết định rút lui vào thế giới underground?

JPEG - 82.8 kb

Mặc Thiên: Để trả lời câu hỏi này, tôi nhờ cô nhìn quanh một chút và nói tôi nghe xem có nhạc sĩ nào thuộc dòng chính thống đã dám lên tiếng về sự kiện chưa? Những người dám nói đều bị chính quyền sách nhiễu. Một số đã buộc phải im lặng, số khác đành phải nói trớ đi, nhẹ hơn dưới dạng những bài thơ, tản văn. Để có thể nói đúng với tiếng nói của lương tâm mình mà không sợ bị chính quyền khủng bố, chúng tôi chỉ còn cách náu mình vào thế giới underground. Tránh được khỏi sự săn lùng, trấn áp của chính quyền thì chúng tôi mới có thể nói đúng những điều đang thực sự xảy ra, hát đúng tình cảnh của hàng triệu người dân Việt Nam đang phải lầm lũi sống, lặng lẽ khóc trong cảnh lầm than, trong bóng tối cường bạo. Từ hồi quyết định rút lui vào bóng tối để sống với thế giới underground, tôi thực sự hạnh phúc vì đã không phải sợ hãi, không phải tự mình kiểm duyệt những tác phẩm của mình. Tôi có thể viết đúng điều mình nghĩ, hát được điều muốn hát. Tôi nguyện sẽ dâng hiến cuộc đời mình để hát cùng dân tộc dù đó là lời hát reo vui hay những khúc nhạc não nề.

CNLS: Xin anh cho hỏi một câu riêng tư. Từ sau quyết định sống như một tác giả underground, anh có gặp khó khăn gì về vật chất hay tinh thần không?

Mặc Thiên: Nhạc sĩ ở Việt Nam không sống được bằng nghề, cô à! Tôi sáng tác, nhưng thu nhập chính vẫn là từ việc khác nên cũng không gặp khó khăn gì. Điều khó khăn duy nhất là tôi không thể nói với bất kỳ ai rằng tôi chính là Mặc Thiên. Điều đó cũng đau đớn giống như việc mình sinh ra một đứa con nhưng không thể nhìn nhận nó. Chỉ trong một xã hội độc tài, toàn trị như thế này người nghệ sĩ như chúng tôi mới phải chịu đựng điều đau đớn đó thôi. Nhưng tôi chấp nhận được. Tôi cũng tin là sẽ có một ngày mai quê hương tôi sẽ thoát nạn Cộng sản, khi những người con trung hiếu của dân tộc dám đứng lên trút bỏ gông cùm để sống cho quê hương.

CNLS: Cảm ơn anh và xin chúc anh thêm nghị lực, niềm tin để tiếp tục con đường của mình.

****

Sau cuộc trò chuyện, tác giả Mặc Thiên đã cậy nhờ Chứng nhân Lịch sử giới thiệu thêm một sáng tác mới của anh, ca khúc Khấn nguyện, cũng về đề tài nhân sinh và nỗi đau dân tộc. Ca khúc này, chúng tôi xin được hẹn giới thiệu với độc giả vào một dịp khác sau khi có bản thu âm hoàn chỉnh. Một lần nữa, chúng tôi có lời cảm ơn nhạc sĩ Mặc Thiên đã tín nhiệm giao phó tác phẩm của mình và xin chúc mừng thế giới underground đã có thêm một tác giả.

Lịch sử không thể bị chôn vùi dù có bao nhiêu thế lực đen tối cố bưng bít và lấp liếm. Trước súng đạn, dùi cui, hơi cay và những thủ đoạn đàn áp khác, tiếng nói của tự do vẫn sẽ vang lên. Tiếng hát cho quê hương vẫn sẽ vang vọng cho đến khi Việt Nam thực sự có ánh sáng.

Thực hiện phỏng vấn: ĐỖ QUYÊN
(Chứng Nhân Lịch Sử)

****

Khóc Mẹ Dân Oan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?