Mãnh long quá giang: NGO Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phan Trinh dịch

Đảng Cộng sản đang nới rộng tự do cho một ý tưởng cách mạng

Với các lãnh tụ Trung Quốc, lịch sử thường có tính nước đôi. Một danh ngôn đại ý nói rằng: giang sơn phân rã mãi ắt sẽ về một mối; giang sơn một mối mãi ắt rồi sẽ phân rã. Hôm nay, dưới quyền cai trị của Đảng Cộng sản, nỗi sợ phân rã đang thật nặng ký. Quyết không đi vào vết xe đổ của Liên Xô ngày trước, các lãnh tụ Đảng đang ra sức giữ cho Trung Quốc đoàn kết chặt chẽ.

PNG - 28.5 kb

Nhưng giang sơn giờ đây không còn là một thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi Đảng ra lệnh và muôn dân răm rắp tuân theo nữa. Giai cấp trung lưu với khoảng 300 triệu người đã xuất hiện – và họ biết rõ họ muốn Trung Quốc của họ trở nên như thế nào. Cùng lúc đó, Đảng cũng đã rút lui, không can thiệp sâu vào mọi ngõ ngách cuộc sống đời thường nữa, cũng chẳng giả vờ chăm sóc cho thần dân từ thuở nằm nôi đến lúc mồ yên mả đẹp. Trong bối cảnh đó, nhiều thành viên thất thế và nghèo nàn của xã hội đang phải chịu khổ.

Và thế là NGO xuất hiện. Một số lượng khổng lồ các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang tìm cách đáp ứng nhu cầu tham dự việc xã hội của giai cấp trung lưu, và đáp ứng các dịch vụ xã hội khác. Khoảng 500.000 NGO đã được đăng ký trong 25 năm qua, con số mà có người cho rằng sẽ tăng gấp đôi trong vài năm tới khi luật lệ đăng ký nới lỏng hơn. Thực ra, nhiều tổ chức trong đó là những hội đoàn nhà nước bán chính thức, như các đoàn thanh niên hoặc các doanh nghiệp mượn danh tư nhân (ví dụ các trường tư), nhưng những hội đoàn tư nhân thực thụ cũng đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, còn có khoảng 1.500.000 NGO hoạt động không đăng ký, bao gồm tất cả các hội đoàn khác, từ những nhóm tương trợ giúp đỡ cha mẹ trẻ tự kỷ, đến những hội bảo vệ quyền công nhân nhập cư, đến các nhóm từ thiện thôn xóm chăm sóc người già neo đơn. Trong số có cả một số hội đoàn mà Đảng Cộng sản e ngại là quá độc lập và có tính chống đối.
Nhiều hội đoàn tuy bất hợp pháp nhưng lại được chấp nhận và thậm chí khuyến khích hoạt động ở cấp độ địa phương. Điều hết sức đáng chú ý là giờ đây, chính quyền Trung Quốc đang muốn chính thức công nhận rất nhiều trong số: luật lệ cấp quốc gia về việc lập hội được cho là sẽ ra đời trong vài tháng nữa.

Nhưng, cũng như trước đây, điều này làm khó Đảng. Vì một bên thì vẫn còn các cán bộ Đảng lúc nào cũng tru tréo chống lại “diễn biến hòa bình” – một cụm từ trong tai người bình dân nghe rất bình thường, nhưng trong ngôn ngữ Đảng lại là con ngựa thành Troie chứa đầy ý tưởng tự do từ phương Tây, nhằm phá hoại và lật đổ chế độ. Nhưng cùng lúc, cũng có những quan chức thực dụng hơn tin rằng NGO sẽ có thể giúp Đảng xả xú báp những giận dữ xã hội và cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục cùng những dịch vụ khác mà Đảng khó có thể đáp ứng hiệu quả.

Công quả công dân

Kế hoạch của Đảng dường như là lách khỏi thế khó bằng cách cho phép NGO hoạt động, nhưng với sợi dây buộc chặt, giữ cho các hội đoàn ở mức nhỏ và chỉ có tính địa phương. Đến nay, kế hoạch này là có hiệu quả. Hầu hết các NGO, ngay cả những hội đoàn tôn giáo, không phải đâu cũng đầy những thành phần cách mạng chống Đảng, và chính quyền Trung Quốc cũng rất khéo léo để tạo cuộc cộng sinh: cứ nhìn vào thành công của các doanh nhân trong nước là rõ. Và mặc dù có một số hội đoàn tuy độc lập hơn (không kể những hội được phương Tây hỗ trợ) và còn giữ khoảng cách với chính quyền, Trung Quốc vẫn có lợi khi hợp tác với họ.

Đối với tầng lớp quần chúng thiệt thòi nhất tại Trung Quốc hiện nay – người nghèo, người già, người bị loại trừ – hẳn chính quyền còn phải đi xa hơn nhiều. Biết rằng quần chúng tin cậy các NGO hơn là tin cậy Đảng, nhưng để hoạt động hiệu quả, NGO cần các luật lệ liên quan đến họ được quy định chi tiết hơn, được thượng tôn và được luật pháp ràng buộc, thi hành. Những biện pháp nhất thời – như lệ thuộc vào thiện chí của những cá nhân làm việc trong các NGO – sẽ không tồn tại lâu dài.

Bên cạnh đó, hiện còn quá nhiều lĩnh vực mà chính quyền vẫn còn mơ hồ, cấm đoán và cần điều chỉnh.

Trước hết, chính quyền Trung Quốc nên nới lỏng thể loại NGO được phép đăng ký. Hiện nay việc đăng ký chỉ dành cho các hội đoàn cung cấp dịch vụ xã hội. Rất ít những nhóm phản biện được phép hoạt động. Thế nhưng các nghiệp đoàn công nhân và tổ chức tôn giáo, thông qua các hoạt động – thường là trái phép – hỗ trợ người thiệt thòi trong xã hội cũng đã góp phần mang lại một xã hội ổn định, hài hòa mà Đảng rất muốn có.

Một vấn đề khác là ngân sách. Đảng hiện không cho phép gây quỹ độc lập, nên rất khó cho NGO, ngay cả khi đã đăng ký, trong việc gây quỹ mà không được chính thức giúp đỡ. Chính quyền nên để cho họ tự do làm công việc gây quỹ này.

Cùng lúc, Đảng cũng nên làm cho việc phân bổ ngân sách NGO trở nên minh bạch hơn. Đã có quá nhiều tiền được trao cho các quan chức có quan hệ tay trong và những NGO trá hình do quan chức điều hành, thay vì vào tay các NGO thực sự hoạt động và biết họ cần gì.

Tất cả những biện pháp vừa kể sẽ mang lại lợi ích. Nhưng, những cải cách thiết thực nhất để hỗ trợ xã hội công dân đang phôi thai ở Trung Quốc cũng chính là những cải cách mà cả Trung Quốc đang cần: đó là một nền tư pháp mạnh, một quốc hội biết phản ứng nhanh nhạy hơn, và một nền báo chí độc lập hơn. Những điều này sẽ mang lại tính minh bạch và lòng tin cậy.

Những lời vừa nói, hẳn nhiên, sẽ vẫn làm các thành phần bảo thủ trong chế độ giật mình sợ hãi. Nhưng, rõ là hệ thống cũ đã không thể đảm đương tình hình mới. Rõ là nếu chế độ muốn giữ cho Trung Quốc đoàn kết chặt chẽ, thì một xã hội công dân sinh động sẽ là cầu nối đến tương lai, trao quyền cho những cá nhân và các định chế để khi tiếng nứt gẫy phân rã nổ ra, và chắc chắn sẽ nổ ra, thì lịch sử nước đôi của Trung Quốc sẽ không đến nỗi cứ phải xàng xê giữa hai bờ tụ-tán.

– – –

Nguồn: The Economist, “Enter the Chinese NGO” ngày 12/4/2014

(Cũng trong số báo ra ngày 12/4/2014, The Economist có một bài chi tiết hơn về sự phát triển của xã hội công dân tại Trung Quốc. Xem “Beneath the Glacier”.)

Nguồn: pro&contra

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.