Miễn thị thực hay mở toang phên dậu đón giặc?

Các đại biểu Quốc Hội nhà nước cộng sản bấm nút thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt ven biển chiều 25/11 vừa qua
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều 25 tháng Mười Một vừa qua, Quốc Hội nhà nước cộng sản đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó Luật cho phép các trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam theo Khoản 7, Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 12 luật hiện hành.

Người nước ngoài sẽ không cần thị thực để được đến những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện như có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế).

Tháng Sáu năm 2018, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã xuống đường biểu tình chống lại dự án Luật Đặc Khu 99 năm cho Trung Quốc thuê đất tại 3 đặc khu Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Trước sự quyết tâm của người dân Việt Nam chống lại dự án Luật Đặc Khu 99 năm cho Trung Cộng thuê, nhà cầm quyền Việt Nam đã phải tạm ngưng việc thông qua.

Một cuộc biểu tình vô cùng đông đảo, qui tụ mọi thành phần dân chúng nhằm chống Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Sài Gòn hôm 10/6/2018.
Một cuộc biểu tình vô cùng đông đảo, qui tụ mọi thành phần dân chúng nhằm chống Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Sài Gòn hôm 10/6/2018.

Trên thực tế thì nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đã thay đổi chiến thuật bằng cách đổi tên gọi từ đặc khu kinh tế trở thành khu kinh tế. Mới đây nhất, vào ngày 14 tháng Mười Một, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 102/NQ-CP về việc thí điểm thành lập Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vân Đồn trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh. Nghị quyết này có hiệu lực trong cùng ngày.

Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là khu vực tiền tiêu của đất nước, sát vách với Trung Quốc, việc đi lại rất dễ dàng và nhanh chóng. Đó là địa bàn biên giới, hải đảo có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, và là ‘phên dậu’ của đất nước.

Và tất nhiên, vị trí của Vân Đồn vô cùng có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc, nhà đầu tư Trung Quốc thì được gọi là “người nước ngoài”, vậy họ đương nhiên được miễn thị thực khi bước chân vào lãnh thổ Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra?

Việc bảo đảm cho chủ quyền, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội cho Việt Nam có được đảm bảo khi người nước ngoài ít bị kiểm soát chặt chẽ? Có những nguy cơ tiềm ẩn nguy hại cực kỳ to lớn đến tương lai của tổ quốc nếu như việc miễn thị thực này trở thành hiện thực.

Theo đại biểu Vũ Trọng Kim cho rằng, quy định người nước ngoài vào khu vực kinh tế ven biển không cần thị thực là “khó chấp nhận, rất nguy hiểm”. Ông Kim nhận định rằng, “đường biển không có đường mòn như trên bộ nên không biết họ vào theo hướng nào, biển cũng không có cửa khẩu kiểm soát; nếu như miễn thị thực thì các lực lượng sẽ giám sát, kiểm soát như thế nào. Vào khu kinh tế ven biển mà không cần thị thực thì khác nào mở toang phên dậu? Tôi cho rằng quy định như vậy là vô lý, không thể chấp nhận”.

Đấy là chưa kể người nước ngoài có thể lợi dụng vào đó để gây bất ổn cho nền kinh tế, tàn phá văn hóa, xâm phạm đời sống, gây bất an cho con dân đất Việt.

Trong năm 2019 vừa qua, người dân Việt Nam thực sự bàng hoàng trước những vụ án vô cùng man rợ và tàn độc của người Trung Quốc.

Cụ thể như nhóm khách Trung Quốc giết người, cướp của xảy ra tại xã Bắc Phong, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La vào đầu tháng Tám, 2019.

Hay nhóm người Trung Quốc sản xuất ma túy cực lớn tại Kon Tum với khối lượng lên đến hơn 13 tấn. Nhất là vụ 400 người Trung Quốc lập ổ đánh bạc tại Hải Phòng. Họ thành lập nguyên cả một cái gọi là “Our City” và tự tung tự tác hoạt động trái pháp luật trong đó.

Đấy là chưa thể thống kê trong khuôn thước bài viết này về hàng ngàn vụ lừa đảo, hàng trăm vụ xâm hại tình dục, hãm hiếp, bắt ép trẻ em đóng phim người lớn mà người Trung Quốc đã đối xử với dân mình hàng ngày trên đất nước chúng ta.

Liên tiếp nhiều vụ việc người Trung Quốc phạm pháp tại Việt Nam, mức độ và tác hại hành vi của họ ngày càng nghiêm trọng và có tính chất hệ thống, liên tục.

Thực thể Việt Nam đang có một lỗ hổng an ninh vô cùng lớn trước Trung Quốc. Không để doanh nghiệp nước ngoài biến thành “đặc khu”, hay ngược lại thì nhà cầm quyền Việt Nam đang xây dựng đặc khu trở thành căn cứ của nước ngoài.

Từ cơ sở hạ tầng đã âm thầm xây dựng bấy lâu nay, giờ đây thêm luật miễn thị thực cho người nước ngoài, phải chăng nhà cầm quyền Việt Nam quyết tâm mở toang cánh cửa đón giặc vào nhà?

Paulus Lê Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.