Một cái Tết buồn

Công nhân nhà máy Tỷ Hùng ở quận Bình Tân tan ca. Như nhiều doanh nghiệp khác, công ty nầy vừa cắt giảm gần 1.200 công nhân có tay nghề do thiếu đơn đặt hàng. Ảnh: VnExpress
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khác hẳn với cái không khí nhộn nhịp, hối hả những ngày cuối năm cũ, khi mà các nhà máy luôn kín đơn đặt hàng, công nhân tăng ca, tăng kíp, làm việc đêm ngày. Những xóm trọ đông đúc râm ran tiếng nói cười sau mỗi buổi tan tầm. Những gương mặt mệt nhoài, xôn xao bàn tán về chuyện lương thưởng, tiền tăng ca, chuyên cần, lương tháng 13… với ánh mắt lấp lánh khi nghĩ về một cái Tết đủ đầy, có quần áo mới cho mấy sắp nhỏ, có quà cho tía, cho ngoại, đủ tiền góp cho cái xe máy, điện thoại và mua được ít đồ ngon để dành tiếp khách tới nhà chơi …chừng đó là động lực mà người công nhân quên đi cái nhọc nhằn tha phương. Thế nhưng, cái Tết Quí Mão tới đây, là một cái Tết buồn hiu hắt.

Chỉ riêng các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Biên Hòa, Đồng Nai, TP.HCM… hàng trăm ngàn lao động bị nghỉ việc không lương kể từ đầu quí 4. Ngay cả những tập đoàn đa quốc gia lớn như Pouchen cũng phải cho 20.000 trong số 50.000 lao động nghỉ luân phiên vì thiếu đơn hàng.

Bên cạnh đó, hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong tình trạng khó khăn kiệt quệ, không thể tiếp tục duy trì. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sau thời gian gắng gượng hoạt động hoặc sa thải công nhân như trường hợp công ty Tỷ Hùng phải cho gần 1.200 công nhân lành nghề nghỉ việc.

Tình trạng cắt giảm lao động, đóng cửa nhà máy ngay thời điểm cuối năm cũng phổ biến ở các khu chế xuất lớn ở miền Bắc và miền Trung. Samsung Bắc Giang và Thái Nguyên mới đây tuyên bố đóng cửa tạm thời kể từ ngày 1 tháng Mười Hai, bởi hàng tồn đọng còn nhiều và doanh nghiệp này đang cơ cấu lại sản phẩm, cũng như chuẩn bị cắt giảm sản lượng.

Trước đó, công ty đã thông báo về lịch trình cắt giảm sản lượng của tổ hợp sản xuất Bắc Giang, Thái Nguyên xuống còn 40% so với mức sản lượng 50% hiện nay của toàn tập đoàn và chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất về Ấn Độ – nơi có mức lương công nhân thấp và chuỗi cung ứng nội địa tốt hơn so với Việt Nam.

Việc cắt giảm tới 10% sản lượng của tập đoàn vào năm 2023 đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn lao động sẽ sa thải hoặc bị giảm thu nhập. Đó là một tổn thất to lớn.

Mặc dù, lãnh đạo tập đoàn Samsung vẫn luôn khẳng định cam kết gắn bó lâu dài nhưng có thể thấy quyết định rút lui từng bước khỏi thị trường Việt Nam của Samsung là nhất quán. Quá trình dịch chuyển những dây chuyền sản xuất khổng lồ và phức tạp này sẽ diễn trong nhiều năm.

Samsung là doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam khi mà doanh thu của những nhà máy ở Thái Nguyên, Bắc Giang có thời điểm chiếm tới 20% GDP quốc gia cộng sản này. Không hề ngoa khi nói rằng, tập đoàn Samsung đã trao “nhành ô liu” cứu vớt nền kinh tế èo uột của CSVN khỏi sụp đổ trong những năm 2012-2015.

Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 180.000 lao động chưa kể hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ phục vụ trong chuỗi cung ứng và dịch vụ khác. Doanh thu riêng từ mảng điện thoại của các nhà máy Samsung Việt Nam vào khoảng gần 50 tỷ USD năm 2022. Năm 2021, con số này vào khoảng 74,2 tỷ Mỹ Kim, giảm mạnh tới hơn 30% doanh số nhưng vẫn là một con số rất lớn để làm đẹp “thành tích” GDP cho giới chức CSVN.

Đối với những công ty thâm dụng lao động như may mặc, điện tử, da giày việc phải cho công nhân có tay nghề nghỉ việc là một việc đặng chẳng đừng do không có đơn hàng và khó khăn về tài chính. Việc khôi phục lại đội ngũ công nhân lành nghề sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức đào tạo.

Tương lai bất định khi mà mức cầu của các thị trường xuất khẩu như Hoa Kỳ, Châu Âu suy giảm mạnh trong khi chi phí đầu vào như nguyên liệu nhập khẩu, xăng đầu, điện nước, thuế phí… tăng phi mã theo đà lạm phát và lòng tham của giới chức sở tại. Việt Nam là nền kinh tế gia công đơn giản, phục vụ cho xuất khẩu …đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm tới bởi suy thoái và lạm phát kinh tế toàn cầu. Đó là một viễn cảnh tồi tệ cho các nền kinh tế gia công và nợ nần quá nhiều.

Cho tới thời điểm tháng Chín, 2022, Tổng Cục Thống Kê cho biết Việt Nam xuất siêu khoảng 4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng đà giảm xuất khẩu của những tháng cuối năm giảm rất nhanh so với tháng trước đó. Cụ thể, trong tháng Chín, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 58,21 tỷ USD, giảm 11,8% so với tháng Tám. Trong đó, xuất khẩu là 29,82 tỷ USD, giảm 14,6%; nhập khẩu là 28,39 tỷ USD, giảm 2,67 tỷ USD. Sang đến 15 ngày đầu tháng Mười, kết quả này vẫn không được cải thiện, khi tiếp tục giảm tới 12,6% so với kỳ 2 tháng Chín. GSO chưa cập nhật số liệu xuất, nhập khẩu tháng Mười và Mười Một.

Mặc dù, truyền thông trong nước né tránh các tin tức xấu về kinh tế xã hội, Tổng Cục Thống Kê hay VCCI đã không còn đưa ra các con số về doanh nghiệp đóng cửa, phá sản, cũng như các tờ báo chuyên ngành cũng rất hạn chế đưa các bài phân tích kinh tế vĩ mô có tính khách quan. Nhưng hiện trạng thê thảm của nền kinh tế có thể thấy rõ qua sự sụp đổ thị trường chứng khoán vừa qua.

Bất động sản tê liệt với hàng ngàn sàn giao dịch đã đóng cửa từ đầu quí 4 và không có kế hoạch hoạt động trở lại. Khối ngân hàng ồ ạt thanh lý tài sản cầm cố của doanh nghiệp từ bình gas, đàn gà vịt trong chuồng, tới máy móc, nhà xưởng, căn hộ, đất nền… Nói chung là thượng vàng hạ cám, chổi cùn giế rách cũng đem ra bán để thu hồi vốn khi nợ xấu tăng mạnh.

Quả bom trái phiếu 3 Không của doanh nghiệp đã nổ tung, xé toang cái mặt nạ của liên minh ma quỉ giữa Bộ Tài Chính – Ủy Ban Chứng Khoán – nhóm lợi ích ngân hàng – doanh nghiệp BĐS – và các tập đoàn sân sau của lãnh đạo chóp bu như FLC, Vingroup, Masan, Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh… Với lượng trái phiếu rác mà các doanh nghiệp Việt đã phát hành lên tới 30 tỷ Mỹ Kim đang tới thời hạn thanh toán, trong một bối cảnh kinh tế suy thoái và lạm phát gia tăng… thì có thấy rõ kết cục sụp đổ không thể cứu vãn của nền kinh tế bong bóng và hoàn toàn rỗng ruột như Việt Nam.

Trong những ngày cuối năm, người ta thấy ông Chủ Tịch Nguyễn Xuân Phúc công du sang xứ Kim Chi, ôm hôn thắm thiết, ngoắc tay uống rượu với tổng thống Nam Hàn như một cặp uyên ương trong lễ động phòng hoa chúc… và rồi ông thủ tướng thủ thỉ đề nghị chủ nhà tạo điều kiện cho lao động Việt Nam sang làm cu li, phụ nữ Việt Nam sang lấy chồng Hàn Quốc!

Người ta thấy ông Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ cũng vội vã công du xứ Kangaroo để đề nghị Úc tạo điều kiện nhận lao động Việt vào làm việc ở các đồn điền xứ này. Với mức lương khoảng 4.000 đô Úc và các công ty môi giới xuất khẩu lao động của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội “cắt phế” 20% thu nhập của người lao động hàng tháng, cũng mang về một khoản “khẳm” bù đắp cho ngân sách luôn thâm hụt phi mã.

Xem ra, cái Tết Quí Mão, rồi cái Tết Giáp Thìn, Ất Tỵ tiếp tới… sẽ ngày một thê lương, hiu hắt. Sau khi bán tất cả tài nguyên quốc gia, vay nợ ngập đầu, chế độ CSVN sẽ chỉ còn biết bán sức khỏe, bán sinh mạng của người dân Việt Nam với thân phận cu li với giá rẻ mạt, bòn mót từng đồng thuế phí tới cùng kiệt những thân phận còn đau khổ gấp trăm lần những chị Dậu, anh Pha ngày xưa.

Khắp nơi trên mảnh đất mang tên xác người này, đâu đâu cũng tràn ngập những thân hình xơ xác, những đứa bé thất học, đen đúa cầm tập vé số đi van nài người đi đường mua giúp một tờ… Hình ảnh những người công nhân nước mắt ầng ậc trước dĩa cơm cuối cùng ở nhà máy khiến cho ta xót xa tới ám ảnh. Và lòng căm phẫn dâng trào khi thấy những khuôn mặt dã thú, lọng thịt, vô sỉ của đám quan chức cộng sản ngạo nghễ dẫm đạp lên tất cả…

Đất nước tôi còn bị đầy đọa đến bao giờ?

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.