Một con số đáng giật mình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam là một quốc gia có nhiều con số đáng giật mình.

Con số trên 2,8 triệu công chức cán bộ, do ngân sách quốc gia nuôi để phục vụ 90 triệu dân Việt Nam già trẻ lớn bé cho thấy đảng CSVN yêu dân đến… cỡ nào.

Nếu so sánh với Hoa Kỳ là nước giàu nhất nhì thế giới mà chỉ có 1,8 triệu công chức phục vụ cho trên 300 triệu dân, Việt Nam thuộc vào hàng “do dân, vì dân” hạng nhất.

Còn việc công khai đón đường đánh đập công dân là chuyện đùa bỡn của bọn côn đồ có giấy phép hành nghề của Bộ.

Hay số tiền ngót nghét 100 triệu đô-la ngân sách phải chi tiêu để nuôi văn phòng Trung ương đảng năm 2014. Nó làm cho người dân kinh ngạc khi nghĩ đến bao nhiêu trẻ em vùng cao còn đu dây đi học hàng ngày.

Gần đây nhất là con số đông đảo cán bộ viên chức sắp về hưu hăng hái tham gia phái đoàn xuất cảnh nghiên cứu làm du lịch, học tập bán vé số sáng mua chiều xổ cũng là một con số đáng phấn khởi.

Cán bộ ở vào tuổi hoàng hôn của cuộc đời làm đày tớ dân mà còn năng nổ học hỏi như thế, chẳng là phúc đức cho đất nước lắm sao?

Nhưng bên cạnh đó, con số mà ông Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra ngày 13/12 trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”, mới thật sự làm người dân phải giật mình. Theo đó trong năm 2015, ngành thanh tra chính phủ đã thực hiện 40.000 cuộc thanh tra các cấp và đã phát hiện sai phạm 212.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.

Người dân chẳng những giật mình mà còn bàng hoàng chua xót vì con số 10 tỷ đô-la bị bốc hơi chỉ trong vòng 12 tháng ngắn ngủi. Đối với một nước được xếp vào hạng nghèo, vừa chậm phát triển vừa không chịu phát triển như Việt Nam, số tiền 10 tỷ đô-la ấy thật lớn.

Nếu so với ngân sách quốc phòng của Philippines mới công bố, chỉ vỏn vẹn khoảng 500 triệu đô la, người ta sẽ thấy Việt Nam thật sự không nghèo, vì nghèo thì lấy đâu ra để vung vãi một số tiền to đến thế?

Nhưng thử đặt câu hỏi, sau khi đã giật mình: tiền ấy chạy đi đâu hay trốn vào túi ai? Những sai phạm ấy là sai phạm gì, từ đâu ra và ai là người sai phạm?

Câu trả lời đầu tiên cũng thật hiển nhiên vì đã được lặp đi lặp lại hàng triệu lần: chính mạng lưới tham nhũng dầy đặc trong các tầng lớp cán bộ đảng viên từ trên xuống dưới đã thủ đắc nó.

Không thể nói gì khác hơn, tham nhũng từ lâu đã trở thành “chủ trương lớn” của đảng. Chính sách độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế của đảng đã tạo ra tham nhũng. Đảng nuôi dưỡng, vỗ béo tham nhũng để phục vụ lợi ích riêng tư của mình.

Chính lợi ích riêng tư này đã vô hiệu hóa pháp luật, triệt tiêu quyền tố cáo của công dân, cho phép các tập đoàn cầm quyền từ thành thị đến thôn quê tha hồ bòn rút của công, ăn cắp ngân sách.

Chỉ cần so sánh tình trạng một nước GDP chỉ đạt 120 tỷ Mỹ kim một năm mà con số thất thoát đã lên đến 10 tỷ Mỹ Kim, chiếm gần 1/10 GDP quốc gia. Nói cách khác, cứ cả nước làm ra 100 đồng thì bị ăn cắp 10 đồng. Kẻ cắp không ai khác hơn là các tầng lớp cán bộ đảng ẩn náu dưới những hình thức gọi là tập đoàn lợi ích để trốn tránh trách nhiệm.

Sự tiêu xài hoang phí của các “đày tớ dân” đã góp phần tạo nên tình trạng nợ nần chồng chất. Trái với những quốc gia nghèo khác vay nợ để đầu tư xây dựng đất nước, kế sách lâu dài của chính phủ Việt Nam là vay nợ để tiêu xài và tiêu xài vung vít, tiêu xài vô tội vạ, vừa tiêu xài vừa ăn cắp.

Họ mạnh tay đầu tư công vào những công trình hay dự án “tầm vóc thế kỷ” để chứng minh tính ưu việt của thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Họ hoàn toàn bỏ quên phúc lợi thực tế của người dân, một phần vì các dự án vẽ vời ra chỉ là chủ trương của các phe nhóm tìm cách bòn rút ngân sách.

Tiền thì đi vào túi các tham quan đầu sỏ và chia chác cho đàn em cấp dưới, nợ đi vay thì do người dân gánh vác.

Nhìn vào con số đầu tư cho tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La trị giá 1 ngàn 400 tỷ hay đồ án Trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa dự trù chi ra 4.300 tỷ, người dân dù bất mãn nhưng sẽ thấy 212.000 tỷ đồng thất thoát trong một năm cũng không phải không hợp lý.

Còn biết bao tượng đài, trung tâm hành chánh khác của các tỉnh đang lên kế hoạch thì còn đi vay nợ để thực hiện và con số thất thoát sẽ không dừng lại ở đó.

Ngoài ra, Tổng thanh tra chính phủ chỉ đưa ra một con số bị biến đi khơi khơi mà không nói được là ai hay phe nhóm nào đã làm thất thoát. Đồng đô-la chắc chắn không thể mọc cánh bay vào khối tài sản của các quan tham.

Chính vì chế độ trách nhiệm không được đề ra nên “trách nhiệm tập thể” là pháo đài kiên cố nhất để trốn trách nhiệm sau khi đã hoang phí, ăn chia trên sự suy sụp của nền kinh tế. Hay các viên thanh tra nhà nước chỉ nhìn con số trên giấy tờ mà không nhìn thấy con người?

Điều này cũng cho thấy, Ban chỉ đạo chống tham nhũng mà Nguyễn Phú Trọng giật lấy từ tay Nguyễn Tấn Dũng hiện nay cũng chỉ là một trò đấu đá trong nội bộ đảng để giành phần béo bở hơn mà thôi. Nó chẳng phát hiện ra điều gì mới mẻ, đúng như báo cáo của hai thành phố lớn nhất nước: 9 tháng đầu năm không…. tìm thấy tham nhũng.

Có người hỏi một cách không vui: vậy tham nhũng trốn đi đâu? Câu trả lời hợp lý nhất là tham nhũng nay đều là thành viên của các Ủy ban chống tham nhũng trên cả nước.

Nên Việt Nam sẽ còn nhiều con số đáng giật mình hơn chứ không chỉ có một.

Phạm Nhật Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.