Một sự im lặng bất thường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Qua sự kiện Phùng Quang Thanh, nếu người ta tinh ý một chút thì sẽ thấy rõ một sự bất bình thường không thể không đặt dấu hỏi: Vì sao trong suốt một thời gian dài tướng Thanh được nói là đi chữa bệnh ở Pháp, các cơ quan ngôn luận của đảng hay của quân đội như báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân và cả đài Truyền hình Việt Nam đều im hơi lặng tiếng, không đề cập gì đến vụ Phùng Quang Thanh?

Trước đó, báo Quân Đội Nhân Dân loan đi bản tin cuối cùng về hoạt động của Bộ trưởng quốc phòng là cuộc gặp giữa tướng Thanh và bộ trưởng quốc phòng Pháp tại Paris vào ngày 19/6/2015. Sau đó thì im luôn, người đọc chỉ thấy những cái tên Đỗ Bá Tỵ, Ngô Xuân Lịch…

Một trong những nhiệm vụ của báo lề đảng nói chung và đặc biệt báo Quân Đội Nhân Dân là theo dõi, tường thuật đưa tin tức, hình ảnh hoạt động của các lãnh đạo cấp cao trong quân đội trong mọi lãnh vực. Nhưng từ 20/6/2015, mọi sự diễn ra theo chiều ngược lại mà không có bất cứ lời giải thích giải nào.

Có dư luận đánh giá cho đây là một sự thận trọng hiếm có của một tờ báo mệnh danh là “Cơ quan của Quân Ủy Trung Ương và Bộ Quốc Phòng”! Ăn làm sao nói làm sao bây giờ, có lẽ đó là tâm trạng của tờ báo quân đội luôn miệng kêu gào chống “tự diễn biến nội bộ” và chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch!

Không ai có thể cắt nghĩa tại sao, ngay cả trong ngày 25/7 tướng Thanh trở về trong “không khí vui mừng” thì tại sân bay Nội Bài cũng không thấy hình ảnh đón tiếp của bất cứ phái đoàn quân đội nào hay ít nhất một bó hoa nho nhỏ, một vài lời chúc mừng ngăn ngắn cho có lệ của người đại diện. Vì cho đến thời điểm ấy ông Thanh vẫn còn là người đứng đầu Bộ quốc phòng.

Nhưng sự im tiếng đáng ngạc nhiên ấy không ít thì nhiều có thể cho người ta thấy một điều: Quân đội hiện nay không hề là một khối thuần nhất như người ta tưởng. Qua sự kiện Phùng Quang Thanh, đang có mối nghi ngờ về một sự xáo trộn trong nội bộ quân đội, điển hình là vụ đột ngột thay đổi 2 tướng lãnh của bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội trong ngày 3/7.

Trong thời gian bộ trưởng quốc phòng vắng mặt, đột nhiên thay tư lệnh và chính ủy của một đơn vị lớn là chuyện thật hiếm có. Nó báo trước một thời kỳ mà những người thân cận của ông Thanh không còn an toàn trên chiếc ghế của mình. Chắc chắn phải còn một số tay chân thân tín khác của 2 người này ra đi trong âm thầm lặng lẽ.

Nói cách khác, phải chăng vây cánh của tướng Thanh trong quân đội đang bị tỉa dần sau khi chính bản thân ông ta đang ở trong một vở bi kịch được dàn dựng bởi một tay đạo diễn tài ba trong đảng. So sánh với những tướng lãnh khác của quân đội, tướng Thanh là người vốn có quan điểm gần Trung Cộng nhất qua phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31/5 trong khi vụ giàn khoan Hải Dương 981 đang diễn ra.

Ông ta coi hành vi ngang ngược của Trung Cộng ở Biển Đông như chuyện có thể giải quyết trong một gia đình, và khẳng định quan hệ giữa hai bên đang phát triển tốt đẹp. Ông còn phát biểu một câu đáng để đời: “Tôi thấy lo lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực đến Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. Những câu nói ấy cho người ta thấy rất rõ gan ruột ông đối với Bắc Kinh.

Phải chăng trong chiều hướng Việt Nam đang nghiêng về phía Hoa Kỳ nhiều hơn trong khi hoạch định chính sách tương lai, tướng Thanh là nạn nhân của chính những quan điểm thân Tàu của mình? Điều này có thể chứng minh khi ông ta bị gạt ra khỏi danh sách phái đoàn tháp tùng Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 và sau đó trở thành bệnh nhân tại Pháp.

Nhưng số phận của tướng Thanh chưa đi vào ngõ cụt vì nghe đâu ông ta được chống lưng bởi chuyến đi vội vã của vị khách không mời Trương Cao Lệ, một nhân vật trong Bộ chính trị đảng Trung Cộng. Dù sao bên cạnh ông, vẫn còn Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, tuy sau khi từ Hoa Kỳ trở về cũng thủ khẩu như bình!

Những ngày gần đây, để xóa tan những áng mây đen trên bầu trời Hà Nội, các báo lề đảng lại nhiệt tình tham gia chiến dịch dựng dậy bệnh nhân Phùng Quang Thanh. Dưới chiếc gậy chỉ huy của Quân ủy trung ương, hình ảnh của ông Thanh được đưa lên đủ mọi góc cạnh nhằm chứng minh một điều: bộ trưởng quốc phòng vẫn khỏe mạnh, vẫn làm việc và vẫn tiếp khách, ngay cả tham dự đêm giao lưu ngày Thương binh liệt sĩ 27/7.

Nhưng tiếp ngay theo đó là một tin tức làm ai cũng ngạc nhiên. Theo viên tướng giữ nhiệm vụ “trợ lý” của Bộ trưởng Quốc phòng cho hay, vì lý do sức khỏe cũng như hạn chế việc tiếp khách, ông Thanh sẽ ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng chứ không về nhà riêng. Đây lại là một sự kiện đặc biệt khó hiểu vì là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao trong tình trạng bệnh hoạn mà phải lưu lại nhiệm sở. Trong lúc ấy, ai cũng biết tại Hà Nội, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương tồn tại như một bệnh viện hiện đại trá hình. Đây là nơi an dưỡng tốt nhất cho một người như ông Thanh thay vì ở trong cơ quan bộ quốc phòng.

Giống như một bộ phim nhiều tập, chuyện dài về tướng Phùng Quang Thanh chưa đi vào hồi kết cuộc trong những ngày tháng sắp tới, khi cuộc dàn xếp nội bô chưa ngã ngũ. Nhưng ít ra hiện nay nó cũng cho người ta thấy khuynh hướng thân Bắc Kinh đang mất dần ảnh hưởng qua gương mặt thất thần của viên bộ trưởng quốc phòng.

Phạm Nhật Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.