Một Vụ Kết Án Có Dụng Ý?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 69.1 kb
Hình AFP

Sáng ngày 15 tháng 10 năm 2008 vừa qua, tòa án thành phố Hà Nội đã tuyên án bốn người liên hệ trong vụ án gọi là lợi dụng chức quyền và quyền tự do dân chủ, tạo xáo trộn xã hội qua vụ tham nhũng PMU 18 gồm Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, nguyên cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) bị cảnh cáo; Thượng tá Đinh Văn Huynh, nguyên trưởng phòng 9 thuộc cục điều tra C14 bị 1 năm tù; ký giả Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) bị án treo 24 tháng; ký giả Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị 2 năm tù giam. Qua kết quả tuyên án cho thấy là ký giả Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị nặng nhất vì ông đã không nhận tội và khẳng định “không làm gì sai trái” chỉ loan tải theo những tin tức từ các cơ quan điều tra của Bộ công an. Trong khi đó, ký giả Ngưyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ thì lúc đầu cũng bị kết án như ký giả Nguyễn Việt Chiến nhưng vào ngày cuối, ông Hải nhận đã làm sai và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình nên tòa đã tha.

Mấu chốt của vụ án nằm ở hai điểm mâu thuẫn quan trọng như sau:

Thứ nhất, hai ông Phạm Xuân Quắc và Đinh Văn Huynh là nhân vật chính trong vụ điều tra vụ án tham nhũng PMU 18. Mọi tin tức, thông tin của vụ án đều tung ra từ hai nhân vật này. Tuy hai ông này bị cáo buộc là tiết lộ thông tin vụ án cho báo chí và báo cáo thông tin sai lạc cho cấp trên để gây những hiểu lầm trong nội bộ, nhưng ông Quắc thì chỉ bị cảnh cáo trong khi ông Huynh là thuộc hạ của ông Quắc bị 1 năm tù giam. Nếu có tội theo đúng sự cáo buộc của tòa thì Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc phải chịu mức án ít ra là 1 năm hay nhiều hơn so với Thượng Tá Đinh Văn Huynh.

JPEG - 72.8 kb
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến phản bác những cáo buộc của tòa án. (Hình AP).

Thứ hai, cả hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến đều viết bài dựa theo những thông tin từ các cuộc họp báo của cán bộ Cục C 14 của Tướng Phạm Xuân Quắc, thế nhưng tòa án lại cáo buộc những nội dung các bài viết của hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến là sai lạc, gây hoang mang trong dư luận. Khi đối chất trước tòa, ký giả Nguyễn Việt Chiến cũng khẳng định các thông tin mà ông viết đều dựa vào những công bố của cục điều tra. Nhiều lần quan tòa cố tình ép buộc ông Nguyễn Viết Chiến phải thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm những nội dung đã viết; nhưng ông Chiến đã quy trách nhiệm đó cho cơ quan điều tra và những bài của ông viết đúng theo luật báo chí. Trong khi ông Hải thì nhận trách nhiệm về hành vi của mình, không cứng rắn phản bác như ông Chiến. Cuối cùng thì hai người đã bị hai bản án khác nhau.

Với hai điểm mâu thuẫn nổi bật nói trên, người ta nhìn thấy rằng vụ xét xử 2 nhà báo và 2 cán bộ cục điều tra tội phạm là một vụ kết án có dụng ý.

JPEG - 45.4 kb
Tướng Phạm Xuân Quắc.

Thứ nhất, việc mang Tướng Phạm Xuân Quắc ra tòa là đòn trả thù của phe nhóm Nông Đức Mạnh muốn dằn mặt những cán bộ ngành công an đã thẳng tay đập vỡ ổ tham nhũng trong Bộ giao thông vận tải và nhất là đã kéo theo sự thất sủng hàng loạt cán bộ cao cấp của phe bảo thủ không được vào Trung ương đảng trong kỳ Đại hội toàn đảng X vào tháng 4 năm 2006. Khi nhận điều tra vụ án PMU 18, Thiếu Tướng Quắc đã tuyên bố rằng đây là vụ án đánh để đời, trước khi về hưu. Điều này cho thấy là Tướng Quắc đã chuẩn bị thế trận để chơi tới cùng với nhóm tham nhũng Nông Đức Mạnh. Nhưng khi đưa Tướng Quắc ra tòa với các tội lợi dụng chức quyền, cố ý làm lộ bí mật công tác.. chế độ chỉ đánh khẽ với bản án ‘cảnh cáo’.

JPEG - 51.8 kb

Tuy muốn trả thù Tướng Quắc nhưng lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn còn sợ tướng Quắc – dù ông đã về hưu không còn quyền lực. Lý do là vì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam từ Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải cho đến Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Lê Hồng Anh…. sợ tướng Quắc sẽ một lần nữa “lợi dụng quyền tự do tư tưởng” viết hồi ký kể lại những điều thâm cung bí sử qua các vụ án Năm Cam, vụ án Mường Tè (Lai Châu), vụ án Lã Thị Kim Oanh, vụ án tham nhũng Petro, vụ án Dung Quất…, mà chính Tướng Quắc có nhúng tay điều tra. Những vụ án động trời kéo dài nhiều năm nói trên không thể nào không dính đến các lãnh đạo đã và đang còn tại chức nếu Tướng Quắc kể lại những mẫu điều tra của ông. Do đó mà Cộng sản Việt Nam chỉ giơ cao nhưng đánh khẽ vì không muốn đẩy tướng Quắc vào thế phải trả thù cho trận chiến để đời cuối cùng của ông bằng một bộ hồi ký dài nhiều tập liên quan đến các tội tham nhũng của lãnh đạo.

JPEG - 91.7 kb

Thứ hai, việc mang các nhà báo ra tòa là nhằm tạo một sự răn đe cho giới phóng viên, ký giả không nên quá đà đi sâu vào những loan tải các vụ án tham nhũng. Vì muốn răn đe nên Hà Nội chỉ bắt giam 2 trong hàng chục ký giả phóng viên đã từng làm các phóng sự vụ PMU 18. Điều không ngờ của Hà Nội là việc bắt giữ này đã gây ra một luồng phản cảm với những nghi vấn trong dư luận về thực tâm chống tham nhũng của lãnh đạo và coi đây là đòn trả thù của lãnh đạo Hà Nội đối với các cơ quan truyền thông. Do đó khi bị bắt, hai ký giả Nguyễn Văn Hải báo Tuổi trẻ và Nguyễn Việt Chiến báo Thanh Niên đã bị cáo buộc là lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhưng khi mang ra tòa thì đổi thành tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, để biến chiêu.

Vì chỉ muốn răn đe và cảnh cáo nên Hà Nội cố mớm ý để cho hai nhà báo nhận tội, nhưng không ngờ ký giả Nguyễn Việt Chiến lại khăng khăng từ chối việc nhận tội và cho rằng việc làm của ông hoàn toàn đúng theo luật báo chí của chế độ; chỉ có ông Nguyễn Văn Hải nhận sai trái trong việc làm của mình. Kết quả này đã đẩy Hà Nội ở vào thế lúng túng khó xử. Nếu tha bổng cả hai mà có một người nhận tội và một người không nhận tội thì không ổn tí nào. Cho nên việc kết án ký giả Nguyễn Việt Chiến 2 năm tù đã có một dụng ý của giới lãnh đạo Hà Nội nhằm trừng trị những ai không chịu khuất phục uy quyền của đảng.

Nói tóm lại, vụ xử án 2 cán bộ công an và 2 nhà báo qua vụ PMU 18 là một đòn trả thù lẫn nhau giữa các phe nhóm. Bốn người này chỉ là nạn nhân của những toan tính giữa các phe quyền lực khi những hành vi tham ô của lãnh đạo CS bị phơi bày trước công luận. Chỉ tội cho những người thực tâm muốn bài trừ tham nhũng đã trở thành những con dê tế thần trong các vụ xử án sát phạt của các nhóm quyền lực này.

Trung Điền
Oct 16 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.