Mua vui cũng được một vài trống canh!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mới đây, Tập đoàn Vingroup lại trao giải thưởng Vinfuture lần thứ 2 trong cùng năm 2022. Giải thưởng VinFuture 2022 trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 5 nhà khoa học: Timothy John Berners-Lee, Vinton Gray Cerf, Emmanuel Desurvire, Robert Elliot Kahn và David Neil Payne với các phát minh trong công nghệ mạng toàn cầu.

Ngoài ra, còn có các giải thưởng cho nữ khoa học gia trong công nghệ gen, Pamela Christine Ronald và một số giải thưởng khác được trao cho các nhà khoa học đến từ các nước phát triển. Giải Vinfuture được báo chí truyền thông Việt Nam tung hô là giải thưởng khoa học công nghệ lớn nhất hành tinh.

Mặc dù là một giải thưởng nhiều triệu USD nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của nó khá khôi hài.

Cho đến nay, Việt Nam là một quốc gia vô danh trên bản đồ khoa học thế giới. Hằng năm, số bài báo nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí danh tiếng không đếm đủ 1 bàn tay mặc dù sở hữu đội quân giáo sư, tiến sĩ đông nhất Đông Nam Á, đừng nói đến một giải thưởng khoa học công nghệ danh giá.

Sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu là người Việt đầu tiên đoạt giải thưởng Fields không thể coi là một vinh dự của nền khoa học Việt Nam vì giáo sư là người học tập, làm việc và thành danh ở nước ngoài. Ông chỉ trở về Việt Nam một thời gian ngắn sau nhưng cuối cùng cũng phải dứt áo ra đi khi không tìm được tiếng nói chung với giới chức CSVN, bỏ lại Viện Nghiên cứu toán VIASM với những giấc mơ dang dở.

Một đất nước nghèo, nền kinh tế tăng trưởng nhờ gia công và vay nợ quốc tế, một nền khoa học bị nạn tham nhũng đục ruỗng và chính trị chi phối tệ hại…bỗng nhiên tổ chức một giải thưởng tư nhân do một tỷ phú bất động sản vung hàng triệu đô-la để trao cho các khoa học danh tiếng trên thế giới. Nó giống như câu chuyện châm biếm hơn là một niềm tự hào để mà “ngạo nghễ.”

Mặc dù, là một giải thưởng mới toe, được lập bởi ông tỷ phú Phạm Nhật Vượng với mục đích để PR tên tuổi, nhưng người ta lại thấy giới chức CSVN chóp bu hào hứng đứng lên trao giải cho các vị giáo sư danh tiếng. Ngài tỷ phú Vượng đã gửi đi một thông điệp ngầm đầy ẩn ý: Vin là niềm kiêu hãnh ngạo nghễ của “đảng và nhà nước” ở đất nước độc tài cộng sản này. Vin là Việt Nam và Vin là đảng, là nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao giải thưởng Vinfuture lần 2 tối 20/12/2022, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: Vietnam Plus
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao giải thưởng Vinfuture lần 2 tối 20/12/2022, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: Vietnam Plus

 

Với hình ảnh ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đến phát biểu ở buổi lễ PR chuyến tàu chở 999 chiếc VF8 sang Hoa Kỳ và giờ là ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Trọng Nghĩa lên phát giải thưởng Vinfuture. Ông Vượng chứng tỏ khả năng khuynh loát tuyệt đối chính trị ở Việt Nam. Và với thế lực chính trị này, thì “lò ông Trọng” cũng không là cái gì. Bỏ ra hàng chục triệu USD để “mua pháo cho người khác đốt,” để mua niềm “ngạo nghễ” cho đám quan chức hám danh thỏa mãn, để nhắm tới mục tiêu IPO ở xứ Cờ hoa, để vỗ về đám “dân oan trái chủ” đã trót mua phải đống giấy lộn trái phiếu “3 Không,” “cổ phiếu trà đá,” BĐS “mua chung” khỏi hoảng loạn, để lấy vị thế quốc tế… Nhất tiễn hạ đến 5, 6 điêu, thì đúng là cũng không phải lãng phí.

Cùng với sự kiện chi tới 30 triệu Mỹ kim để đem 999 chiếc xe VF8 sang trưng bày ở các showroom ở California, Vin đang thực hiện một “chiến lược” quảng bá kiểu “vai mang bị bạc kè kè, nói quấy nói quá, người nghe ầm ầm.” Điều này, có thể có hiệu quả ở đất nước nghèo nàn và còn thiếu thông tin, thiếu dân chủ. Nhưng có thể sẽ phản tác dụng đối với thế giới văn minh khi người dân ở đó quá thông minh và nguồn thông tin luôn mở.

Sự kiện PR lố lăng của Vinfast khi mời hàng chục nhà báo và Youtuber quốc tế đến tham quan tập đoàn, khoe mẽ về sự giàu có, trong khi sản phẩm có chất lượng kém cỏi đã gây ra một thảm họa marketting, gây bất lợi cho việc đăng kiểm, mua bảo hiểm và đặc biệt là tiếng xấu ngay khi chưa có một chiếc xe nào được lăn bánh trên những xa lộ Hoa kỳ.

Mặc dù, hình ảnh chiếc tàu Silver Queen sơn chữ VinFast đi qua cây cầu nổi tiếng Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) có thể khiến đám dân Việt phía trên vĩ tuyến 17 ngây ngất ít bữa và trị giá cổ phiếu có tăng thêm chút đỉnh. Nhưng tất cả những điều này giống như liều ma túy đem đến cơn phê pha ngắn ngủi mà thôi.

Phạm Nhật Vượng, một tỷ phú đi lên nhờ sản xuất mì gói thời Đông Âu và Liên Xô vừa sụp đổ những năm 80s, 90s. Khi trở về Việt Nam năm 2000, Phạm Nhật Vượng khi đó có trong tay 22 triệu USD nhưng đằng sau Vượng là cả một thế lực chính trị và kinh tài đen quốc tế chống lưng. Kể từ khi dự án đầu tiên Vinpearl hoàn thành, ông Vượng đã dựng lên một đế chế hùng mạnh sau 22 năm và khối tài sản đã nhân lên gấp hàng ngàn lần.

Sức mạnh của Vượng không chỉ nhờ khối tài sản khổng lồ mà còn là khả năng chi phối hầu hết các vị trí chóp bu chính trị của thể chế CSVN, từ Văn phòng Trung ương đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an đến mọi tỉnh thành, bộ ngành.

Vượng là “sói đầu đàn” trong đàn sói Đông Âu trở Việt Nam làm ăn và cùng với Lê Viết Lam Sungroup, Hồ Hùng Anh Techcombank, Nguyễn Đăng Quang Masan, Thảo Vietjet… đã thâu tóm nền kinh tế Việt Nam chỉ trong 2 thập kỷ. Nhóm tài phiệt này làm ăn phân chia và cát cứ theo lĩnh vực và địa bàn, không dẫm chân lên nhau, hỗ trợ nhau khi cần… nên đã tạo ra một thế đứng vững chắc chứ không giống như các đại gia nội địa nổi lên nhờ làm sân sau một vài quan chức cỡ bự, khi hậu thuẫn chính trị bị hạ bệ thì bị sụp đổ chớp mắt.

Trong giới doanh nhân Việt Nam, từ cổ chí kim, chưa có một ai làm được như Vượng. Xét bất kể ở khía cạnh nào, thì đó cũng là một nhân tài hiếm có. Tuy nhiên, với cái gốc văn hóa của một con buôn sự ảo tưởng sức mạnh quá lớn khi thành công nhanh chóng ở xứ Cộng sản, đã có thể khiến cho ông ta tính toán sai lầm khi mang cung cách của một anh Xuân Tóc Đỏ đến làm ăn ở một quốc gia dân chủ và văn minh như Hoa Kỳ. Nơi mà thói dối trá và ngạo mạn sẽ phải trả giá đắt.

CEO VinFast Lê Thị Thủy thách thức Elon Musk với kế hoạch mở 70 showroom khắp Hoa Kỳ, Canada và EU, xây dựng nhà máy ở Mỹ, bán xe đắt hơn Tesla, hôm 5/1/2022 tại Las Vegas Convention Center, Las Vegas, Hoa Kỳ. Ảnh: Reuters/ Steve Marcus
CEO VinFast Lê Thị Thủy thách thức Elon Musk với kế hoạch mở 70 showroom khắp Hoa Kỳ, Canada và EU, xây dựng nhà máy ở Mỹ, bán xe đắt hơn Tesla, hôm 5/1/2022 tại Las Vegas Convention Center, Las Vegas, Hoa Kỳ. Ảnh: Reuters/ Steve Marcus

 

Thôi thì, trong thời đại rực rỡ tên vàng HCM, ngoài những hoang tưởng của đám lãnh đạo đã rơi rớt hết sạch trơn, thì hiện tại những giải thưởng Vinfuture và Vinfast dù có là cuộc đốt tiền “mua vui được vài trống canh” có lẽ cũng nên vỗ tay cổ động cho niềm “tự hào dân tộc.” Bởi lẽ, năm hết tết đến mà cả nước có đến 12,8 triệu người bị tác động tiêu cực, giảm nguồn thu nhập với 557.000 người thất nghiệp… cứ thêm một doanh nghiệp phá sản thì hàng ngàn gia đình thê thảm. Tương lai của hàng triệu gia đình Việt Nam đang như tiền đồ nhà chị Dậu trong niềm ngạo nghễ của giới chức cộng sản Việt Nam. Năm cùng tháng tận. Và tương lai tăm tối của dân tộc này còn kéo dài, chưa thấy một tia hy vọng cuối đường hầm.

Tân Phong

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.