Vinfast

Công nhân làm việc tại nhà máy VinFast ở Hải Phòng, năm 2019. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP via Getty Images

Chính phủ cần cứng rắn với Vingroup

Vì nguồn lực của quốc gia thì có hạn. Một chính phủ thông minh thì nên biết đầu tư vào doanh nghiệp nào nghiêm túc và có năng lực. Nhưng chỉ dựa vào sự thạo việc của lãnh đạo doanh nghiệp và uỷ thác mọi sự cho họ không thì chưa đủ. Nhà nước phải đóng vai trò ông kẹ, tức là phải luôn luôn giám sát, canh chừng, và đưa ra yêu cầu để thúc doanh nghiệp phải phát triển không ngừng. Đó là công thức để Nhật Bản, Hàn Quốc, lẫn Đài Loan phát triển.

Ô tô điện của VinFast sẵn sàng lên tàu để xuất khẩu đi Mỹ. Ảnh: Hải Quan Online

Kiên định đuổi bắt chim trời

Ngày 25 tháng Mười Hai, trang VOV cho biết, rau quả Trung Quốc nhập qua Việt Nam tăng mạnh chiếm đến 40% thị phần. Hàng nông nghiệp cao cấp thì bị các nước tiến bộ chiếm lĩnh, hàng nông nghiệp bình dân thì bị Trung Quốc chiếm. Nông nghiệp Việt Nam bị ép cho ngợp thở ngay trên sân nhà. Vậy mà đảng Cộng Sản lại dồn hết nội lực để phát triển công nghệ ô tô!

Mua vui cũng được một vài trống canh!

Mặc dù là một giải thưởng nhiều triệu USD nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của nó – giải Vinfuture – khá khôi hài.

Một đất nước nghèo, nền kinh tế tăng trưởng nhờ gia công và vay nợ quốc tế, một nền khoa học bị nạn tham nhũng đục ruỗng và chính trị chi phối tệ hại… bỗng nhiên tổ chức một giải thưởng tư nhân do một tỷ phú bất động sản vung hàng triệu đô-la để trao cho các khoa học danh tiếng trên thế giới. Nó giống như câu chuyện châm biếm hơn là một niềm tự hào để mà “ngạo nghễ.”

Chiếc tàu Silver Queen được Vingroup thuê riêng để chở 999 chiếc xe VF8 sang Hoa Kỳ. Chiếc tàu này đã được Vingroup cho sơn lại mới và mang logo VinFast rất lớn hai bên sườn, chỉ để làm hình ảnh PR cho riêng sự kiện hôm 25/11/2022. Tổng chi phí cho sự kiện này hết khoảng 40 triệu USD. Ảnh: Văn Hóa Doanh Nghiệp

Thấy gì từ buổi trình diễn “sự kiện lịch sử” của VinFast

Nhưng sự kiện “VinFast xuất 999 chiếc xe VF8 sang thị trường Hoa Kỳ” được tổ chức rầm rộ cũng như lời khẳng định như “đinh đóng cột” của ông Thủ tướng công an Phạm Minh Chính “VinFast đại diện cho thế hệ doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật” …giống như một lời công khai bảo kê cho Vingroup đã có tác dụng ít nhiều với đám “oan gia trái chủ” đang sôi sùng sục đòi tiền, đòi nhà. Mã chứng khoán của Vin đang nằm sàn, ngay lập tức trở nên xanh lét. Quả là vi diệu. Nhưng, phép màu này có kéo dài được bao lâu thì quả thực khó đoán.

Chiếc xe VinFast cháy rụi ở Vĩnh Phúc vào sáng 22/6/2022. Ảnh: Zing News

Giậu chưa đổ, bìm đã leo

Xe VinFast bị lỗi phần mềm, xe đang đi thì không chịu …chạy tiếp, gãy trục cardan thì nhiều rồi, cháy thì cũng có. Nhưng mà cháy đến nỗi, khổ chủ bị “than hóa” như chủ nhân của chiếc xe VinFast Lux 2.0 này thì hình như là lần đầu tiên. Nếu có chút ít về hiểu biết xe hơi thì người ta sẽ có rất nhiều câu hỏi:

Cháy kiểu gì mà chạy không kịp? Cháy kiểu gì mà kẹt cứng cả 4 cánh cửa? Mà cháy kiểu gì đến nỗi bị “than hóa” thi thể vậy?

Tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng, người được cho là giàu nhất Việt Nam hiện nay. Ảnh: Talk Vietnam

Ông Phạm Nhật Vượng đang “chuyển giá”?

Quan sát động thái mới nhất về chuyện đầu tư của Vingroup, một số chuyên gia kinh tế và luật nhận định rằng việc mở công ty ở Singapore, đặt nhà máy tại Mỹ giúp tập đoàn phần nào tránh được mức thuế cao và rủi ro tiềm tàng về pháp lý hoặc chính trị ở Việt Nam.

Chẳng hạn như có chuyện gì đó, chính phủ Việt Nam muốn tịch thu tài sản của VinFast, thì trong trường hợp này, VinFast có thể tránh được biện pháp của chính phủ hoặc tránh được những phán quyết của tòa án Việt Nam. Đây có thể nói là một sự bảo vệ cho tài sản của VinFast khá khôn ngoan.

Tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng (trái) và Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng (giữa) khi ông nầy viếng thăm Tổ Hợp Sản Xuất Ô Tô Vinfast của ông Vượng ở Hải Phòng năm 2017. Ông Phạm Minh Chính đứng phía sau. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam,

VinFast – niềm tự hào của ai?

Có không ít người cho rằng VinFast đã phát triển nhanh chóng và mang lại niềm tự hào cho người Việt Nam khi có những dòng xe mang “Made in Việt Nam” bán tại thị trường Mỹ và thế giới. Có người còn “cực đoan hơn” khi cho rằng người Việt nên chạy xe VinFast như người Nhật Bản chạy xe Toyota hay người Hàn Quốc chạy xe Hyundai để “ủng hộ” VinFast. Chúng ta có thể thông cảm cách nhìn này, nhưng bình tâm suy nghĩ lại một chút ta thấy rằng VinFast không phát triển dựa vào yếu tố tự hào vì “Made in Vietnam” mà hoàn toàn là vì lợi nhuận.

Xe VinFast Lux A 2.0 thời điểm ra mắt năm 2018 tại Paris Motor Show. Ảnh: RFA/ Reuters

Cuộc tháo chạy của giới Tư Bản Đỏ

Những động thái thoái vốn, đổi quốc tịch cho các tài sản lớn, bán chui số lượng cổ phiếu của các tư bản Đỏ… trong thời gian vừa qua phải chăng là báo hiệu cho thấy con tàu Việt Nam với nền kinh tế thị trường có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã không còn hấp dẫn…

Và như một kết quả tất yếu, “tàu chìm, chuột chạy,” những con chuột tinh ranh đang nhanh chóng rời bỏ con tàu đắm.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và "niềm tự hào VinFast." Ảnh: VOV Giao Thông

Cổ phiếu Vingroup sẽ được ‘thương buôn Tàu’ thu gom?

Đang có nghi vấn việc chuyển sở hữu sang Vin Singapore, thêm vào đó là bán rẻ xe ô tô điện, nên mãi lực tăng và chắc chắn lãi không ở bán xe, mà lãi nhờ bán cổ phiếu, bởi giá trị cổ phiếu của Vingroup nằm ở đất nhà máy siêu khủng ven biển. Thương lái Trung Quốc sẽ mua gom cổ phiếu để rồi đường hoàng là ông chủ hợp pháp những bất động sản công nghiệp này tại Việt Nam.

Cựu tuyển thủ Anh Quốc David Beckham và Hoa hậu Trần Tiểu Vy quảng cáo cho chiếc xe của VinFast. Ảnh: Getty Images Europe

Niềm tự hào của Vingroup!

Thiết nghĩ chúng ta nên tập trung vào các sản phẩm ít bị lệ thuộc vào nước ngoài cũng như thích hợp với khả năng mua sắm của đại đa số người dân, và đặc biệt là không vin vào bất cứ phương tiện pháp luật nào để tước đi quyền sống và sinh hoạt của người khác.