Thấy gì từ buổi trình diễn “sự kiện lịch sử” của VinFast

Chiếc tàu Silver Queen được Vingroup thuê riêng để chở 999 chiếc xe VF8 sang Hoa Kỳ. Chiếc tàu này đã được Vingroup cho sơn lại mới và mang logo VinFast rất lớn hai bên sườn, chỉ để làm hình ảnh PR cho riêng sự kiện hôm 25/11/2022. Tổng chi phí cho sự kiện này hết khoảng 40 triệu USD. Ảnh: Văn Hóa Doanh Nghiệp
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 25 tháng Mười Một, 2022, Tập đoàn Vingroup đã tổ chức một sự kiện hoành tráng 999 chiếc xe điện VF8 xuống tàu Silver Queen để sang California, Hoa Kỳ. Báo chí trong nước đưa tin rộng rãi về sự kiện này. Tờ Vietnam Finance có bài “Thủ tướng: Vingroup – VinFast đại diện cho thế hệ doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật” trong đó có đoạn:

“… Thành quả bước đầu sau 5 năm của VinFast đã mở ra kỷ nguyên xe ô tô điện tại Việt Nam, đủ đẳng cấp xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu, ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ ngành ô tô thế giới,” thủ tướng nói.

Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh Vingroup – VinFast chính là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo, tự tin, làm ăn đúng pháp luật, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sẵn sàng vươn ra biển lớn để cạnh tranh sòng phẳng ở đẳng cấp quốc gia và quốc tế…”

Ngoài Vietnam Finance, trang tin điện tử Thành Phố Hải Phòng đều đăng tải nội dung bài phát biểu của ông Chính có đoạn trích trên. Tuy nhiên, tất cả các tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động… đều không có. Rõ ràng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo kiểm duyệt, cắt bỏ bài phát biểu của ông thủ tướng ở nội dung “là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo, tự tin…” Đó là một điều hy hữu và đáng chú ý.

“Sự kiện lịch sử” này của công ty Vinfast Singapore mang đậm tính PR “làm màu” với rất nhiều câu hỏi và nghi vấn chưa được trả lời. Người ta nhớ đến vài năm trước, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng hớn hở ngồi sau chiếc xe VinFast do đích thân ông Phạm Nhật Vượng cầm lái. Sau khi đã bán hết đống xe được lắp ráp từ dây chuyền thải hồi và kho hàng tồn của những mẫu xe không còn được sản xuất của hãng xe BMW, những chiếc xe “niềm tự hào Việt” cũng chính thức kết thúc vai trò lịch sử.

Phải nói rằng, ông Phạm Nhật Vượng là một người dám nghĩ, dám làm. Việc “giấu trời qua bể, tiện tay dắt dê” có lẽ là thần tình, sở trường nhất của ông. Sự kiện thuê riêng chiếc tàu Silver Queen 13 tuổi đời, chi 40 triệu USD sơn lại, vẽ logo VinFast chỉ để làm hình ảnh nền cho sự kiện hôm 25/11 và chở 999 chiếc xe VF8 sang Mỹ thì chắc không đại gia xe hơi nào dám chơi ngông để làm việc khoa trương như thế.

Các đại gia công nghiệp “xứ giãy chết” tối ưu hóa từng xu chi phí doanh nghiệp chứ không vãi tiền như ông tỷ phú bất động sản (BĐS) Phạm Nhật Vượng. Có người nào đó nói rằng còn rẻ chán nếu thuê VTV1 quảng cáo và quan trọng hơn là chiêu thao túng tâm lý thượng thừa đám đông “oan gia trái chủ” đang phẫn nộ khi thấy hàng chục ngàn tỷ đồng dưới dạng đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, căn hộ cho thuê của họ đang biến thành giấy lộn hay bị cướp trắng. Đốt vài chục triệu USD cho một sự kiện PR hoành tráng để cứu khối tài sản hàng tỷ USD là một tính toán quỉ khốc thần sầu của anh Vượng.

Việc bán được xe VinFast ở Mỹ được hay không thì hậu xét. Bởi vì cho tới nay, chưa rõ những chiếc xe này sẽ được kiểm định như thế nào, cũng như hãng bảo hiểm nào sẽ đồng ý bán bảo hiểm cho VinFast? Chưa kể đến, khách hàng sử dụng những chiếc xe này sẽ phải tìm những trạm sạc điện, depot, bảo dưỡng, sửa chữa ở đâu?

Nhưng sự kiện “VinFast xuất 999 chiếc xe VF8 sang thị trường Hoa Kỳ” được tổ chức rầm rộ cũng như lời khẳng định như “đinh đóng cột” của ông Thủ tướng công an Phạm Minh Chính “VinFast đại diện cho thế hệ doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật” …giống như một lời công khai bảo kê cho Vingroup đã có tác dụng ít nhiều với đám “oan gia trái chủ” đang sôi sùng sục đòi tiền, đòi nhà. Mã chứng khoán của Vin đang nằm sàn, ngay lập tức trở nên xanh lét. Quả là vi diệu. Nhưng, phép màu này có kéo dài được bao lâu thì quả thực khó đoán.

Cho đến nay, VinFast không công bố tỷ lệ nội địa hóa của những chiếc xe điện “Made in Việt Nam” này. Điều đó cũng giống như các chiếc xe xăng đã dừng sản xuất. Thời gian để ra mắt mẫu xe điện VF8 này có lẽ là một kỷ lục thời gian vô tiền khoáng hậu trên thế giới đối với một hãng xe mới thành lập từ nền tảng công nghệ là con số không.

Vingroup cũng giống như Evergrande Group của Trung Quốc đã nhảy vào lĩnh vực công nghệ cao cấp nhất, cạnh tranh khốc liệt nhất khi mà trong tay ngoài tiền ra thì không có gì cả. Evergrande thậm chí còn được IPO trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ với mức vốn hóa được định giá cao hơn cả Toyota, BMW, Mercedes-Benz,… Tuy vậy, cho tới nay thì chưa có một chiếc xe điện Made in China nào được bán ở Hoa Kỳ.

Thế mà anh Vượng làm được điều mà các “pháp sư Trung Hoa” còn bó tay thì quả thực cái tầm của anh ấy quá mức vĩ đại rồi. Nếu vậy, có lẽ chúng ta phải mừng mới phải. Và mong rằng những chiếc VF8 được chở sang Hoa Kỳ sẽ được người tiêu dùng Mỹ đón nhận chứ không phải âm thầm chở ngược lại Việt Nam để bán cho người “yêu nước, yêu Vin.”

Ở Việt Nam, người ta luôn cho rằng “người giàu luôn đúng, người thành công luôn có lối đi riêng”… Nên có thể vì thế anh Vượng làm xe hơi không giống bất cứ ai. Nếu nhìn vào toàn bộ quá trình 5 năm qua của VinFast, người ta không rõ VinFast đang đi theo chiến lược và định hình một chủ nghĩa sản xuất hay văn hóa tiêu dùng nào cụ thể.

Định giá sản phẩm thì dàn trải mọi phân khúc. Chất lượng xe phập phù, còn hậu mãi, bảo hành và chăm sóc khách hàng thì tệ hơn cả thảm họa. Nhờ có một hệ thống chính trị chuyên chính chống lưng, nên tất cả các khiếu kiện, phản đối của khách hàng đều được dẹp yên kể cả là cháy xe chết người thì cũng chìm xuồng.

Tuy nhiên, cách đối xử với khách hàng theo kiểu chuyên chính vô sản như vậy sẽ có tác dụng ngược và uy tín doanh nghiệp bị tổn hại. Và những gì đã xảy ra với chiếc xe xăng của VinFast vẫn còn quá mới để có thể lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong nước – thị trường sẽ quyết định số phận của những chiếc xe điện chứ không phải là thị trường Mỹ, Canada, EU nào cả. Xem ra, bỏ 40 triệu USD cho một sự kiện cùng với lời bảo kê từ phía người cao nhất chính phủ Việt Nam sẽ chỉ là pha khoa trương của anh Vượng mà thôi.

Hơn nữa, phát ngôn quá đà của ông Thủ tướng Chính sẽ làm cho phe “đốt lò” khó chịu. Cũng như thái độ tỏ rõ sự bảo kê và ủng hộ Phạm Nhật Vượng – người được coi là vua không ngai ở Việt Nam sẽ chẳng khác gì cái gai trong mắt ông Trọng. Nên nhớ, “cờ” đang trong tay ông Tổng chứ không phải Chính và việc phán quyết “đúng” hay “sai,” sống hay chết… không phải là thẩm quyền của ông thủ tướng đang “teo **” khi người tình Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã “nằm trong rọ” của Tô Lâm.

Việc liên thủ với Phạm Nhật Vượng để chống lại “lò” Nguyễn Phú Trọng vì cả hai đang có một “kẻ thù chung” có thể là nước cờ “được ăn cả, ngã về không” của ông tưởng thú côn an. Kịch hay sắp đến.

Nhưng nên nhớ, 90 triệu dân Việt Nam không được hưởng lợi gì từ cuộc chiến “chó ăn thịt chó” này cả. Hãy chuẩn bị tích cốc phòng cơ cho những ngày đen tối sắp đến.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.