Ông Phạm Nhật Vượng đang “chuyển giá”?

Tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng, người được cho là giàu nhất Việt Nam hiện nay. Ảnh: Talk Vietnam
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tuyên bố được đăng trên trang web của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh VinFast xây dựng nhà máy sản xuất pin và ô tô điện ở bang North Carolina của Mỹ.

“Thông tin hôm nay (29/3, theo giờ Mỹ) về việc nhà sản xuất xe điện VinFast sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất xe điện và pin ở bang North Carolina – trị giá 4 tỉ USD để tạo ra hơn 7.000 việc làm cùng hàng trăm ngàn xe điện và pin – là ví dụ mới nhất về chiến lược kinh tế của tôi,” Tổng thống Mỹ Joe Biden thông tin trong tuyên bố được đăng trên trang web Nhà Trắng ngày 29/3.

Ngoài đề cập tới VinFast, Tổng thống Biden cho biết gần đây các công ty khác như GM, Ford và Siemens đã thông báo đầu tư vào Mỹ trở lại và tạo thêm nhiều việc làm tại đây.

“Những nỗ lực xây dựng nền kinh tế năng lượng sạch đang khuyến khích các công ty sản xuất nhiều hơn ở Mỹ, xây dựng lại chuỗi cung ứng ở Mỹ và cuối cùng là giảm giá thành cho người dân Mỹ,” ông Biden nói.

Tài khoản Twitter và Facebook của Tổng thống Biden cũng chia sẻ lại tuyên bố của ông Biden. Các bài đăng đều nêu bật thông tin VinFast sẽ xây nhà máy sản xuất pin và ô tô điện ở bang Bắc Carolina với vốn đầu tư 4 tỉ USD.

Hồi cuối năm ngoái, ngày 3/12/2021, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (51,52%) trong Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast, trụ sở tại Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng, Việt Nam (“VinFast Việt Nam”) cho Công ty VinFast Trading and Investment Pte.Ltd., một công ty con của Tập đoàn Vingroup có trụ sở chính tại Singapore (“VinFast Singapore”).

Sau khi hoàn thành quá trình tái cấu trúc, Tập đoàn Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast Việt Nam. Tập đoàn Vingroup vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích 51,52% trong VinFast Việt Nam như hiện tại.

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam là công ty đầu tư của ông Phạm Nhật Vượng, đồng thời là cổ đông lớn nhất đang nắm giữ 33% vốn tại Vingroup.

Quan sát động thái mới nhất về chuyện đầu tư của Vingroup, một số chuyên gia kinh tế và luật nhận định rằng việc mở công ty ở Singapore, đặt nhà máy tại Mỹ giúp tập đoàn phần nào tránh được mức thuế cao và rủi ro tiềm tàng về pháp lý hoặc chính trị ở Việt Nam.

Chẳng hạn như có chuyện gì đó, chính phủ Việt Nam muốn tịch thu tài sản của VinFast, thì trong trường hợp này, VinFast có thể tránh được biện pháp của chính phủ hoặc tránh được những phán quyết của tòa án Việt Nam. Đây có thể nói là một sự bảo vệ cho tài sản của VinFast khá khôn ngoan.

Tuy nhiên vấn đề trên cho thấy dường như chuyện chuyển giá (transfer pricing) doanh nghiệp giờ không còn là việc của riêng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam.

Hiểu theo nghĩa rộng, chuyển giá doanh nghiệp là việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách tối giản hóa nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Theo thông lệ quốc tế, chuyển giá được hiểu là “việc thực hiện chính sách giá – pricing policy”, đối với hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong cùng nhóm (hoặc tập đoàn) qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước nhận đầu tư trên toàn cầu.

Để làm được điều này, công ty đa quốc gia phải vận dụng những khác biệt trong chính sách, ưu đãi thuế, chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia để xây dựng chính sách về giá giao dịch trong nội bộ nhóm (hoặc tập đoàn).

Thực tế, nhóm lợi ích hoặc tập đoàn không nhất thiết phải có tính đa quốc gia mà có thể là nhóm công ty có nhiều công ty con hoạt động kinh doanh trong nước, hoặc thậm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập, song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ liên kết với nhau.

Như vậy, cần hiểu hành vi chuyển giá theo một nghĩa rộng hơn, đó là hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết.

Với trường hợp của ông Phạm Nhật Vượng, rất có thể lý do chính của ông ấy là nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm tàng về pháp lý và cả chính trị ở Việt Nam.

Trường Sơn

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.