Cổ phiếu Vingroup sẽ được ‘thương buôn Tàu’ thu gom?

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và "niềm tự hào VinFast." Ảnh: VOV Giao Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Con buôn Trung Quốc sẵn sàng mua bất kỳ gì miễn có lợi cho giấc mộng bá quyền…

Đang có nghi vấn việc chuyển sở hữu sang Vin Singapore, thêm vào đó là bán rẻ xe ô tô điện, nên mãi lực tăng và chắc chắn lãi không ở bán xe, mà lãi nhờ bán cổ phiếu, bởi giá trị cổ phiếu của Vingroup nằm ở đất nhà máy siêu khủng ven biển. Thương lái Trung Quốc sẽ mua gom cổ phiếu để rồi đường hoàng là ông chủ hợp pháp những bất động sản công nghiệp này tại Việt Nam.

Ngày 3/12/2021, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (51,52%) trong Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast, trụ sở tại Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng, Việt Nam (“VinFast Việt Nam”) cho Công ty VinFast Trading and Investment Pte.Ltd., một công ty con của Tập đoàn Vingroup có trụ sở chính tại Singapore (“VinFast Singapore”).

Sau khi hoàn thành quá trình tái cấu trúc, Tập đoàn Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast Việt Nam. Tập đoàn Vingroup vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích 51,52% trong VinFast Việt Nam như hiện tại.

Quan sát động thái kể trên của Vingroup, một số chuyên gia kinh tế và luật nhận định rằng việc đó giúp tập đoàn phần nào tránh được mức thuế cao và rủi ro tiềm tàng về pháp lý hoặc chính trị ở Việt Nam. Họ cũng cho rằng những ưu đãi mà chính quyền Việt Nam dành cho VinFast trở nên kém ý nghĩa khi hãng sẽ nộp thuế cho Singapore.

Vấn đề khác nữa là khi VinFast thành lập ở Singapore rồi lại sở hữu tài sản của VinFast ở Hải Phòng, ở Việt Nam thì dĩ nhiên đây là công ty nước ngoài. Trong trường hợp đó, VinFast quay trở về Việt Nam, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam thì họ được xem là một công ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chứ không phải là một công ty của Việt Nam nữa.

Và vì ở công ty nước ngoài nên chuyện cổ phiếu VinFast lên sàn Singapore, để rồi nhà đầu tư quốc tịch Trung Quốc bung tiền mua gom với nhiều hình thức khác nhau, tất yếu dẫn đến một ngày nào đó không chỉ bất động sản công nghiệp, mà cả bất động sản du lịch, bất động sản thương mại cũng sẽ chuyển sang chủ mới đến từ Bắc Kinh.

Một liên tưởng khác, nhà đầu tư Trung Quốc khi nắm quyền là cổ đông chi phối của VinFast thì họ sẽ thông qua lợi thế Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để làm bàn đạp gia tăng lợi thế vào thị trường Mỹ mà VinFast đang làm ‘kẻ dọn đường.’

Tin tức cho biết, VinFast hiện đang tập trung tiến vào thị trường California, một trong những trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ. Tòa nhà được VinFast chọn làm trụ sở chỉ cách trụ sở của Facebook tại Los Angeles 1,1 dặm (khoảng 1,7 km). VinFast cũng sẽ ở gần Microsoft, chỉ cách khoảng 0,7 dặm (khoảng 1,1 km); Youtube, cách khoảng 1 dặm (khoảng 1,6 km) và Fox Sport Media.

Dẫu sao thì nghi vấn trên vẫn còn ở thì tương lai. Điều sau đây mới là cái lo chung của giới ‘tư sản đỏ’ khởi nghiệp từ Đông Âu về, đó có thể là điều nằm trong toan tính của tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi đặt công ty ở Singapore, thì hãng sẽ chịu rủi ro chính trị và pháp lý ít hơn so với ở Việt Nam.

Chẳng hạn như có chuyện gì đó, đảng và Nhà nước Việt Nam muốn tịch thu tài sản của VinFast, thì trong trường hợp này, VinFast có thể tránh được biện pháp của chính phủ hoặc tránh được những phán quyết của tòa án Việt Nam. Đây có thể nói là một sự bảo vệ cho tài sản của VinFast…

Thới Bình

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.