Mỹ đưa máy bay oanh tạc chiến lược tập trận trên Biển Đông

Khu trục tàng hình chiến thuật F-22 Raptor bay tới Biển Đông tập trận cùng oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer ngày 10/12/2020. Ảnh: U.S. AirForce
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

GUAM, Mỹ (NV) – Không quân Mỹ đưa hai loại oanh tạc cơ chiến lược, khu trục tàng hình tối tân nhất gồm B-1B Lancer và F-22 Raptor tới tập dượt làm quen thêm với khu vực Biển Đông.

Bản tin từ Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ khu vục Thái Bình Dương cho hay oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer và chiến đấu cơ tàng hình chiến thuật F-22 Raptor đã từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam bay tới tập trận trên Biển Đông hôm 10 tháng Mười Hai vừa qua. Theo nguồn tin trên, một oanh tạc cơ B-1B Lancer bay đến từ căn cứ không quân Ellsworth Air Force Base, tiểu bang South Dakota, trong khi 2 chiếc F-22 Raptor đến từ căn cứ Langley-Eustis, tiểu bang Virginia.

“Phi vụ này cho chúng tôi cơ hội được phối hợp với máy bay B-1B qua nhiều cơ quan trong Không quân hầu trắc nghiệm khả năng tác chiến ngăn chặn các mối đe dọa đối xứng hay bất đối xứng.” Sĩ quan chỉ huy nhóm F-22 Raptor cho hay trong cuộc phỏng vấn. “Đây là kinh nghiệm độc đáo luyện tập nghênh cản các sự đe dọa trên không và mài dũa kỹ năng.”

Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương được coi như khu vực có nguy cơ xảy ra chiến tranh ngày càng cao hơn nên mấy năm qua, Hoa Thịnh Đốn xoay trục để đối phó với tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh. Bởi vậy các loại phi cơ tối tân nhất của Mỹ được đưa tới tập luyện trên Biển Đông, làm quen với địa lý địa hình.

Trung tá Lincoln Coleman, chỉ huy phi đội ném bom 37 nói rằng “Những phi vụ này biểu lộ quyết tâm của chúng ta cũng như sự cam kết đối với các đồng minh ở khu vực. Nó cũng chứng tỏ khả năng của lực lượng oanh tạc đặc nhiệm hoạt động khắp thế giới.” Mỹ vẫn cam kết đóng góp an ninh và ổn định khu vực Ấn Độ – Thái Bình Duong và tiếp tục tìm cách huấn luyện nhằm cải tiến khả năng sẵn sàng cho cả máy bay chiến đấu cũng như máy bay oanh tạc.

Đây không phải là lần đầu tiên máy bay oanh tạc tàng hình tầm xa B-1B Lancer đến Biển Đông. Ngày 9 tháng Mười Một, hai chiếc B-1B Lancer đã tới Biển Đông, bay gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa, gửi thông điệp cảnh cáo đến Bắc Kinh. Ngày 29 tháng Tư, hai chiếc B-1B Lancer cũng đã bay đến Biển Đông phối hợp tập trận cùng với hai nhóm tàu chiến của hải quân Mỹ.

Lần này, khi các máy bay B-1B Lancer và F-22 Raptor bay đến khu vực, tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island (LPD 8) trọng tải 41.000 tấn và tàu USS Somerset (LPD 25) trọng tải 25.000 tấn từ hai hướng khác nhau tiến vào Biển Đông tập trận.

Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tập luyện đổ bộ từ trực thăng trên tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island ngày 8/12/2020 trên Biển Đông. Ảnh: U.S. Navy
Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tập luyện đổ bộ từ trực thăng trên tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island ngày 8/12/2020 trên Biển Đông. Ảnh: U.S. Navy

Cũng vào dịp này có cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng quốc phòng ASEAN và cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ASEAN với các đối tác khu vực, gồm cả Mỹ và Trung Quốc. Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa ve vãn các nước ASEAN với lời kêu gọi “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN xây dựng một cộng đồng thân thiết hơn với tương lai chung của hai bên.”

Lời hô hào của ông ta trái ngược hoàn toàn với những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, đánh chiếm một số bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988 rồi bồi đắp, xây dựng những đảo nhân tạo thành các căn cứ quân sự quy mô tối tân cho cả không quân và hải quân sử dụng, mưu đồ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Trong khi Bắc Kinh cũng tập trận quy mô hàng chục lần trên Biển Đông mỗi năm, mới đây, tờ Hoàn Cầu Thời Báo tuyên truyền rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với “hành động điên cuồng cuối cùng” của Tổng Thống Mỹ Donald Trump cả trên Biển Đông và các đòn kinh tế chính trị trước khi trao lại Tòa Bạch Ốc cho Tổng Thống Tân Cử Joe Biden.

Tuần qua, Bắc Kinh tức giận vì một bài viết của quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Christopher Miller trên báo Phi Luật Tân Philstar kêu gọi các nước ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế và chính tri, quân sự với Mỹ để có một liên minh khu vực hùng mạnh chống lại tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.