Mỹ, Liên Âu, lãnh đạo LHQ đồng loạt lên án Nga xâm lược Ukraine

Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyenl ên án mạnh mẽ Nga xâm lăng Ukraine đồng thời cho biết EU sẽ đưa ra một loạt trừng phạt "khắc nghiệt chưa từng có" với Nga. Ảnh chụp CNN Breaking News
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga rạng sáng ngày 24/02/2022 ngay lập tức làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt từ các nước phương Tây.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án “cuộc tấn công phi lý” của chính quyền Matxcơva chống lại Ukraine. Thông điệp của tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Tổng thống Putin đã chọn khởi động một cuộc chiến tranh được chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ dẫn đến những đau khổ và tổn thất nhân mạng kinh hoàng… Chính quyền Nga là bên chịu trách nhiệm duy nhất về những tổn thất… mà cuộc tấn công này gây ra.” thế giới sẽ “buộc nước Nga phải chịu trách nhiệm.”

Về phần mình, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, ngay sau tuyên bố chiến tranh của ông Putin được đưa ra đúng vào lúc Hội Đồng Bảo An nhóm họp, đã kêu gọi đích danh tổng thống Nga: “Tổng thống Putin, nhân danh toàn thể nhân loại, tôi kêu gọi ông hãy rút quân về nước!,” “Xin ông đừng phát động chiến tranh tại châu Âu, một cuộc chiến có thể sẽ là tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ.” Theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, xung đột vũ trang này sẽ để lại những hậu quả “tàn khốc với Ukraina, với Nga,” và để lại những hậu quả khôn lường với nền kinh tế toàn cầu, vốn đã bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Tại Bruxelles, trước báo giới, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, Josep Borrell tuyên bố: Liên Hiệp Châu Âu lên án hành động “không thể tha thứ được” của chính quyền Putin, và cảnh báo Nga sẽ bị “cô lập chưa từng có.” Về phản ứng của Pháp, trên Twitter, Tổng thống Emmanuel Macron đã “nghiêm khắc lên án quyết định gây chiến của Nga chống lại Ukraina,” đồng thời khẳng định “Pháp đứng về phía Ukraine và phối hợp hành động với các đối tác, và đồng minh để ngăn chặn chiến tranh.”

Putin thông báo tấn công Ukraina đúng lúc Hội Đồng Bảo An họp  

Tổng thống Nga đã chọn đúng thời điểm Hội Đồng Bảo An nhóm họp rạng sáng hôm nay, lần thứ hai trong tuần để tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraine, để thông báo quyết định tấn công Ukraine. Các thảo luận tại Hội Đồng Bảo An bắt đầu được chừng 20 phút, trước khi ông Putin thông báo tấn công Ukraine, trên truyền hình Nga.

Thông tín viên Carrie Nooten tường trình từ New York:

Khi tuyên bố khởi động cuộc tấn công Ukraina đúng vào lúc Hội Đồng phụ trách bảo vệ Hòa bình và An ninh thế giới nhóm họp, Tổng thống Nga Vladimir Putin thể hiện thái độ khinh thường cao độ đối với Liên Hiệp Quốc. Ít nhất đây cũng là cảm nhận của các nhà ngoại giao. Điều này là càng trở nên đáng phẫn nộ hơn khi Nga là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, với nhiều quyền hạn đặc biệt.  

Chính đại sứ Ukraina đêm nay đã bỏ qua những thể thức ngoại giao, chất vấn thẳng đại sứ Nga để buộc đại diện ngoại giao Nga chính thức công nhận Matxcơva đã khai màn cuộc tấn công. Trước thái độ lẩn tránh của đại sứ Nga, đại sứ Ukraina thậm chí đã yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, qua điện thoại của viên đại sứ Nga.  

Hành động bất ngờ này của chính quyền Nga ngay lập tức đã dấy lên một làn sóng lên án mạnh mẽ từ phía các thành viên phương Tây của Hội Đồng Bảo An, với mục tiêu cho thấy nước Nga bị cô lập trên trường quốc tế.”

Hứa hẹn các trừng phạt “chưa từng có” 

Trong một thông cáo báo chí, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khẳng định theo dõi sát tình hình, trước khi tham gia vào một cuộc họp trực tuyến của khối G7, và khẳng định sẽ thông báo với người dân Mỹ về các biện pháp mà Washington chuẩn bị cùng các đối tác để đáp trả “các hành vi gây hấn không cần thiết của Matxcơva chống lại Ukraine và hòa bình thế giới.”

Về các trừng phạt với Nga, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu cho biết khối 27 nước sẽ áp đặt một loạt trừng phạt “khắc nghiệt chưa từng có” với Nga. Tối nay, Liên Âu sẽ họp bất thường tại Bruxelles. Thủ tướng Anh sáng nay cũng cho biết Luân Đôn sẽ có các trừng phạt “chưa từng có” chống lại Nga.

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.