xung đột Nga-Ukraine

Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: DPA/ Aleksey/ Sputnik

Putin đã lột mặt nạ

Vladimir Putin đã phát biểu trước người dân của mình trên truyền hình vào tối thứ Hai hôm qua ngày 21/2. Đó là một bài phát biểu đen tối. Tổng thống Nga quay trở lại lịch sử Nga, với những sai lầm của Stalin, của Lenin và ông nhấn mạnh: “Ukraine là một phần không thể tách rời trong lịch sử của chúng ta.” Ông coi nước này ngày nay chỉ là một công trình kiến ​​trúc.

Nó dường như là một lời tuyên chiến – cũng gửi đến phương Tây. Trong bài phát biểu, Putin đã tự lột trần động cơ thực sự của mình

Binh sĩ Ukraine ở vùng Donetsk do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Ảnh: AFP

Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông

Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.

Tập Cận Bình (trái) và Putin. Ảnh: AP

Tập Cận Bình, Putin và Ukraine

Nếu Nga tấn công Ukraine, Tập Cận Bình có thiệt hại gì không? Tập sẽ có dịp hùng hồn đả kích Mỹ và NATO; nhưng cũng nhân cơ hội đứng ra đóng vai hòa giải như một chính khách quốc tế hạng lớn. Một điều biết chắc là Nga sẽ sa lầy trong một vụ Afghanistan mới nếu đánh thật.

Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: Deutsche Welle (DW)

Nếu Nga thắng thì sao?

Các nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh, chấm dứt xung đột đã diễn ra với những chuyến đi con thoi của những người đứng đầu các nước Pháp, Đức nhưng áp lực quân sự của Nga ở biên giới nước láng giềng được Hoa Kỳ mô tả là không suy giảm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga chọn chiến tranh và thắng ở Ukraine?

Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: Financial Times

Putin đang tính toán điều gì?

Mọi con mắt đều đang đổ dồn vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nơi phương Tây và nước Nga của ông Vladimir Putin đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Vào lúc này, có một câu hỏi khó trả lời thỏa đáng: Tổng Thống Nga Vladimir Putin là người như thế nào? Một nhà chiến lược tài ba hay một nhà lãnh đạo liều lĩnh, phiêu lưu?

Ngoại trưởng các nước phương Tây dự Hội Nghị An Ninh Munich, Đức, chụp ảnh kỷ niệm, ngày 19/02/2022. Ảnh: AP - Michael Probst

Hội nghị an ninh Munich: Khủng hoảng Ukraine thách thức sự đoàn kết phương Tây

Hội Nghị An Ninh Munich 2022 (Munich Security Conference 2022) với trọng tâm là khủng hoảng Ukraine kết thúc hôm nay 20/02/2022. Phương Tây nhất trí về mối “đe dọa thực sự” trước nguy cơ Nga xâm chiếm Ukraine nhưng bất đồng với phân tích của Mỹ cho rằng chiến tranh đang cận kề và khả năng “Matxcơva tấn công bất cứ lúc nào.”

Tổng Thống Nga Putin trong cuộc họp báo cùng Thủ Tướng Đức Olaf Scholz ở Moscow hôm 15/2/2022. Ảnh: Sputnik/ Sergey Guneev

Nga đánh Ukraine để làm gì?

Căng thẳng Nga và Ukraine không chỉ mới bắt đầu từ bốn tháng nay mà đã xảy ra từ năm 2014 khi Nga xâm chìến Crimea và xúi giục người Nga tại hai tỉnh Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbass, phía Đông của Ukraine nổi lên đòi tự trị, tạo ra cuộc xung đột vũ trang giữa chính quyền Ukraine với các lực lượng quân đội ly khai khiến cho hơn 14.000 người thiệt mạng trong nhiều năm qua.

Câu hỏi đặt ra là Tổng Thống Putin gây áp lực lên Ukraine lần này để làm gì và liệu có tấn công vào Ukraine hay không?

Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp báo ở thủ đô Kyiv, 14/2/2022. Ảnh: Valentyn Ogirenko/ Reuters

Putin không thể xóa sổ Ukraine

Miễn là phương Tây lên án và trừng phạt sự hung hăng của Nga và bác bỏ các tuyên bố của Nga đối với Ukraine, ban lãnh đạo hiện tại ở Kyiv sẽ có được sự ủng hộ khi mọi người tập hợp xung quanh chính phủ đối mặt với sự điên cuồng của Moscow. Và nếu chính phủ Zelensky sụp đổ khi đối mặt với các cuộc biểu tình sau thất bại quân sự, thì sự thay thế của họ trong mọi khả năng sẽ càng cứng rắn hơn trong việc bảo vệ nền độc lập của Ukraine.

Biểu tình phản đối Nga ở Kyiv, Ukraine hôm 12/2/2022. Ảnh: AFP

Khủng hoảng Ukraine, Việt Nam đang ở vào thế khó

Liệu Nga có chấp nhận nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông không thì đó là một vấn đề mà Việt Nam cần tính tới. Bởi vì hơn lúc nào hết, Nga rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc. Hơn nữa, lợi ích địa chính trị lúc này trong mối quan hệ với Trung Quốc sẽ lớn hơn rất nhiều những lợi ích Nga sẽ nhận được từ Việt Nam.

Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: Nghiên Cứu Quốc Tế

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)

Các cơ quan tuyên truyền của Nga đang kêu gọi tiến hành chiến tranh. Nhưng điều đó không có nghĩa là Putin có kế hoạch chiếm thêm lãnh thổ mới. Ông chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền đối với phần phía tây Ukraine. Có lẽ, ông cũng nhận thức được rằng hiện số lượng những người yêu nước ở Ukraine đã đủ để chống lại sự chiếm đóng của Nga ở miền trung, thậm chí là miền đông Ukraine, và rằng đội quân mà ông tập trung ở biên giới sẽ giỏi xâm lược hơn là chiếm đóng. Nhưng ông vẫn cần có xung đột và sự phục tùng.

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)

Putin không tấn công Ukraine để tôn vinh hay tái tạo một đế chế, dù là Nga hay Liên Xô. Ông tấn công Ukraine để bảo vệ quyền cai trị của chính mình, còn những câu chuyện lịch sử chỉ là sự tô vẽ bề ngoài mà thôi. Đồng thời, theo cách nói của Brzezinski, để Nga có thể trở thành một thứ gì đó khác với một nền dân chủ, thì chí ít nước này phải có khả năng tự coi mình là một đế chế. Và ở Nga, một đế chế nghĩa là phải có Ukraine – đất nước mà hơn bao giờ hết đang phản đối mạnh mẽ một liên minh với Nga.