Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gia Minh
31-3-2017

Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt gây tác động nặng nề đến cuộc sống người dân sống ven biển các tỉnh miền Trung.

Sau cả năm chịu tác động, đến nay cuộc sống của họ ra sao?

Một người dân tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 30 tháng 3 cho Gia Minh biết về tình cảnh hiện nay của họ. Trước hết ông này thông tin về hành xử của chính quyền đối với người dân ra xã biểu tình từ ngày 28 tháng 3:

Ba ngày vừa rồi thì trước hết có dân quân của xã cũng như công an xã đàn áp dân. Sau khi được tin như vậy bà con vào nhiều hơn, gây áp lực thì họ lẩn trốn. Dân chúng bây giờ rất phẫn nộ đợi Ủy ban Nhân dân xã ra để hỏi. Và bây giờ họ lẩn trốn không ra gặp dân.

JPEG - 71.2 kb
Cảnh mua bán hải sản tại một cảng cá ở Đà Nẵng trước khi có thảm họa Formosa. AFP photo

Gia Minh: Lâu nay báo Nghệ an, báo Hà Tĩnh, Đài truyền hình Trung ương cho rằng người dân bị các linh mục ở Vinh kích động để đi biểu tình. Là người đang đòi hỏi quyền lợi thì ông thấy điều mà báo chí và truyền hình nhà nước nói ra sao?

Người dân Thạch Bằng: Thưa anh, hiện nay truyền hình nhà nước bảo vệ chính quyền chứ không bảo vệ cho người dân cho nên bây giờ nói sai lệch thông tin tất cả. Mong toàn thế giới hiểu cho rằng thông tin của nhà nước sai lệch, bóp méo sự thật.

Gia Minh: Suốt cả năm nay không có công ăn việc làm, không có kế mưu sinh thì làm sao mà sống được? Và mọi người có cách nào để mà tồn tại trong thời gian qua?

Người dân Thạch Bằng: Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp. Nói chung, người đi biển cũng như người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện nay đang bị thất nghiệp. Thời gian vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bây giờ người dân trông chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chết đói.

Trong xã Thạch Bằng, hiện nay người đông mà đất thì chật. Nếu mà chuyển đổi ngành nghề thì không có vì đất chật mà người thì đông.Vốn thì nhà nước nói cho vay nhưng cũng không có cho vay để phát triển các nghề nghiệp khác. Dân chúng tôi, riêng ở đây không có ngành nghề nào khác ngoài đi biển và buôn bán. Và bây giờ trông chờ ở biển bình yên và biển phải sạch thì mưu sinh của chúng tôi mới có được, cuộc sống mới bình yên.

Gia Minh: Thực tế lâu nay làm sao sống được khi không có gì để sống và lấy gì mà sống?

Người dân Thạch Bằng: Bây giờ cuộc sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn? Mọi người vay mượn kiếm kế để đủ sống hằng ngày. Bây giờ đang đi vay mượn. Anh thì mượn em; em thì mượn chị; chị thì mượn bác; bác thì mượn cô… Anh em mình ở xa quê cung cấp về để anh em mình có cuộc sống tạm qua những ngày tháng vừa rồi. Tính đến nay, không có nghề nghiệp gì nữa thì có thể là chuyển di cư vào miền Nam hoặc là đi Thái Lan hay Campuchia làm ăn chứ ở đây không thể đảm bảo cuộc sống được.

Nghề nghiệp hiện nay đã là thất thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc làm. Và hiện nay tương lai ăn học của các em cũng không còn nữa. Cha mẹ không có tiền cung cấp cho con ăn học. Nguy cơ ảnh hưởng rất lâu dài sau nầy. Một số các em trung cấp, đại học đã bỏ học. Chương trình 3 năm mà mới học có 2 năm cũng đã bỏ. Và sẽ dẫn đến thất học hoàn toàn.

Gia Minh: Ngay sau khi thảm họa xảy ra thì có một số tổ chức cứu trợ. Vậy lúc nầy ông thấy chuyện cứu trợ có còn không?

Người dân Thạch Bằng: Khi bắt đầu chịu ảnh hưởng từ tháng 4 thì đến tháng 5 thì có một số hội Chữ Thập Đỏ, Địa phận Vinh rồi một số hội Bác Ái ở các vùng Sài Gòn ra. Tháng 5, tháng 6, các nhà Tình Thương cho mỗi gia đình từ 5 kilô gạo đến 1hoặc 2 yến. Cuộc sống từ tháng 4 cho đến tháng 8 cuộc sống cũng qua ngày được nhờ sự cứu trợ của các hội Chữ Thập Đỏ, của các ân nhân, của Mái ấm tình Thương; nhất là ở địa phận Vinh cũng như của các xứ ở gần tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã cung cấp gạo cho bà con tạm ổn mấy tháng vừa qua. Bây giờ thì đã cạn kiệt cũng như địa phận Vinh cũng đã cạn kiệt, không có để mà cứu trợ cho dân.

Gia Minh: Cảm ơn ông rất nhiều về những thông tin mà ông vừa cho biết.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?