Nền kinh tế mánh mung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều ngày 24 Tháng 9, 2018, Viện Nghiên Cứu Quản Lý Trung Ương (CIEM) đã tổ chức một cuộc hội thảo mang chủ đề “Cơ chế phối hợp phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”.

“Vùng kinh tế trọng điểm” đã được đảng CSVN cho thành lập bắt đầu từ cuối năm 1997 và đầu năm 1998 tại ba vùng Bắc bộ (bao gồm 5 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và đến năm 2004 có thêm Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc), Trung Bộ (bao gồm 4 tình Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và đến năm 2004 có Bình Định) và vùng Nam Bộ (bao gồm 4 tỉnh thành Sài Gòn, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và đến năm 2004 thêm Tây Ninh, Bình Phước, Long An). Đến năm 2006 do nhu cầu phát triển vùng đồng bằng sông cửu long, CSVN lập ra thêm vùng kinh tế trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (gồm TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau).

Mục tiêu của CSVN trong việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm là để khai thác những đặc điểm từng địa phương, tạo sự đột phá về phát triển công nghiệp xuất khẩu của cả nước. Chủ trương thì đúng nhưng trong thực tế vận hành đã hoàn toàn khác xa với thực tế.

CIEM – được coi là một loại “Think Tank” của Việt Nam – tập trung nhiều trí thức nghiên cứu hưởng lương nhà nước, đã đưa ra một nhận định không mấy lạc quan về sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm. Đánh giá tổng quát của CIEM về thành tích hoạt động của các vùng kinh tế trọng điểm hoàn toàn dựa trên “manh mún, yếu kém, lỏng lẻo” . Trong thực tế, chẳng những “manh mún” mà còn có thể gọi đó là một nền kinh tế “mánh mung” đang ngang nhiên tồn tại và được cho là vô phương cứu chữa của chế độ.

Kể ra các giáo sư viện sĩ thuộc hàng cao cấp của CIEM đến nay mới gọi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mánh mung thì phải nói là quá trễ. Nằm trong khối cộng sản, nên ngay từ ngày đầu nhà nước xã hội chủ nghĩa được thành lập, nền kinh tế tập trung là chọn lựa duy nhất của nhà nước Việt Nam, đối nghịch với kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản mà người cộng sản kết án là bóc lột tàn tệ giai cấp công nhân. Trong hệ thống kinh tế tập trung ấy nhà nước cộng sản tuyên bố sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất và nắm quyền quyết định sản xuất cũng như phân phối hàng hoá làm ra. Vì lý do đó, hình thức bao cấp được thiết lập từ trên xuống dưới như một đặc tính ưu việt của xã hội cộng sản nhưng bất chấp phẩm chất hàng hoá cũng như số lượng cung cấp không bao giờ thoả mãn được nhu cầu của quần chúng.

Giống như một người mù lầm lũi đi trong bóng tối để tìm ánh hào quang cuối chân trời, những người cộng sản cầm quyền khư khư ôm lấy mớ kinh điển kinh tế chính trị học Mác-Lê cố tình không thấy thế giới ngày nay đã thay đổi quá nhiều. Các giáo sư tiến sĩ trong cuộc hội thảo cuối cùng đề ra cần có “một cơ chế mới” để thúc đẩy sự phát triển. Đã biết bao lần người ta coi cơ chế như thủ phạm nên hô hào cải cách cơ chế nhưng cơ chế vẫn nằm yên không nhúc nhích nổi. Lý do thật dễ hiểu, mọi thứ nằm trong tay đảng nên cải cách là chuyện chỉ để bàn cho vui.

Nền kinh tế tập trung tồn tại suốt một thời gian dài ở Miền Bắc và sau 1975 vẫn là mô hình kinh tế được ưa chuộng của chế độ nhằm mục đích tiến tới công nghiệp hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng đó chỉ là giấc mơ hão huyền, mãi tới sau năm 1986 nhà nước tuyên bố kinh tế thị trường nhưng vẫn luyến tiếc sức trì kéo của cái đuôi xã hội chủ nghĩa.

Chính quyền cộng sản theo vẽ vời của các chuyên gia kinh tế trong các bộ ngành đã thành lập các công ty quốc doanh đủ mọi ngành nghề và hoạt động dưới sự tài trợ vốn của chính phủ. Vì lý do sản xuất theo kế hoạch được giao, các công ty quốc doanh không đặt ra vấn đề phát triển và tình trạng sản xuất ngày càng yếu kém do thiếu sức cạnh tranh. Để có thể sống còn trong quỹ đạo quốc doanh là chủ đạo, quốc doanh buộc phải mánh mung với nhau và với nhà nước để lúc nào cũng ăn tiêu thoải mái với khối tiền ngân sách dồi dào từ trên rót xuống hay nhờ vào tiền đi vay thả dàn. Đó là lý do cắt nghĩa vì sao có những công ty nhà nước hoạt động thật rầm rộ nhưng ở trong tình trạng lời giả lỗ thật và vẫn sống dai dẳng từ năm này qua năm khác như một thách thức.

Chính bản chất mánh mung này càng có cơ hội phát triển nhanh và mạnh trong nền kinh tế tư bản hoang dã mà nhà nước cộng sản gọi là kinh tế thị trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi ấy “thành tựu kinh tế” trong thời kỳ đổi mới từ 1986 vẫn là đề tài hấp dẫn mà các báo cáo kinh điển của chính phủ luôn tự hào lập đi lập lại. Thực tế của những thành tựu ấy chưa bao giờ là kết quả của tư duy định hướng mà nhờ vào thứ kinh tế thị trường của sự mánh mung chụp giựt kéo dài hơn 4 thập niên qua.

Giờ đây, những trí tuệ của Viện Nghiên Cứu Quản Lý Trung ương bỗng phán rằng: bản chất mánh mung này đã khiến cho các vùng kinh tế trọng điểm không đạt hầu hết các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của kế hoạch đề ra.

Phán xét này làm người ta phải kinh ngạc. Lý do kinh ngạc là vì mãi cho đến nay mấy ông giáo sư tiến sĩ của “Think Tank” CIEM này còn ngủ mơ hay không chịu theo dõi các phát biểu nẩy lửa gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Mỗi khi đến thăm một địa phương nào, anh Phúc luôn luôn tung ra những lời tuyên bố nổ chát chúa. Chẳng hạn… Hà Nội phải phát triển như một thủ đô Paris tráng lệ, Sài Gòn phải như Singapore mở rộng. Đối với các tỉnh thì Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài, Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của Châu Á và thế giới, Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam, Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới… Và còn một lô những lời tuyên bố ngớ ngẩn lạc điệu khác, có vẻ như thủ tướng Phúc học được tới đâu phun ra tới đó.

Qua tư duy “phải như” ấy, Việt Nam trong hai năm đầu của nhiệm kỳ thủ tướng Phúc đâu đâu cũng tưng bừng phát triển chưa từng có. Thế mà mấy ông Viện sĩ kinh tế lại cho rằng trong 4 Vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, không có vùng nào đạt chỉ tiêu đề ra!

Vậy người dân biết tin ai? Chắc chắn là phải tin mấy ông Viện sĩ Think Tank vì với kiến thức và kinh nghiệm quan sát, có thể họ đã nói thật. Do đó qua cuộc hội thảo này, chúng ta đừng mơ kinh tế Việt Nam phát triển qua các con số lạc quan của thống kê nhà nước. Vì trong thực tế những phát triển hiện nay chỉ nhờ vào công ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) như Samsung và Formosa. Còn khả năng của các công ty quốc doanh và tư doanh Việt Nam hiện nay chỉ nằm trong tầm mức gia công sản phẩm, chưa đúng nghĩa sản xuất hàng hoá.

Với cách làm công cho tư bản để ăn lương, kinh tế Việt Nam dừng ở mức mánh mung kiếm ăn là đã quá lắm rồi.

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.