Nếu bố bạn là cụ Kình?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bạn có muốn được biết tại sao bố mình bị người khác bắn chết trong phòng ngủ của chính căn nhà riêng của mình rồi được gán cho một tội danh giết người mà không cần phải thông qua xét xử?

Trong phiên toà, không dưới 5 lần tôi đề nghị phải là rõ hành vi và nguyên nhân dẫn tới việc người ta phải bắn chết cụ Kình, một ông già hơn 80 tuổi tay phải chống gậy. Tuy nhiên, mỗi lần nhắc tới nội dung này, tôi đều bị vị Chủ tọa nhắc nhở là luật sư không được đề cập tới nội dung này vì nó không liên quan tới vụ án.

Tôi không đồng ý vì rõ ràng trong trang 49 cáo trạng rành rành là cụ Kình đã phạm tội giết người theo Khoản 1, Điều 123 Bộ luật hình sự, vậy tại sao không được xem xét trong vụ án này? Không xem xét trong vụ án này thì sẽ xem xét trong vụ án nào khi mà đơn thư tố giác của bà Dư Thị Thành, vợ cụ Kình không nhận được bất kỳ câu phản hồi nào nhưng lại được cáo trạng nêu rõ là đơn này là không có cơ sở xem xét? Dẫu vậy, những nội dung tôi đề cập trong cả phần hỏi, phần tranh luận, đối đáp đều được gạt sang một bên…

Nếu cụ Kình là cường hào ác bá thời hiện đại, liệu sau mấy chục năm làm quan chức địa phương, cụ có phải ở trong một căn nhà trên mức xập xệ một chút với tài sản trong nhà hầu như không có gì đáng giá? Là cường hào ác bá, liệu rằng người dân nơi đây có kính trọng và yêu thương như vậy không? Báo chí mà bạn được đọc về hình ảnh xấu xa của cụ chắc đủ rồi, bạn cứ thử tự mình về Đồng Tâm để có cái nhìn khách quan hơn. Gặp bất kỳ ai bạn cũng có thể nghe họ kể về cụ với đầy sự kính trọng, tự hào và thương cảm. Bạn chỉ được nghe điều bạn đọc trên báo chí khi bạn vào UBND xã để gặp lãnh đạo hoặc tới nhà các quan chức mà đã bị cụ tố cáo cho đi tù mà thôi…

Ai chết cũng phải có lý do và hơn ai hết, người thân của người chết càng có lý do để được biết cái lý do ấy. Vậy tại sao, trong cùng một thời điểm, cùng một vụ án, người này chết thì được biết lý do còn người kia thì không, có sự phân biệt đối xử nào không?

Hỏi thật, nếu bố bạn là cụ Kình, bạn sẽ hành xử ra sao trong tình huống này?

LS Ngô Anh Tuấn

Nguồn: FB Tuan Ngo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.