vụ án Đồng Tâm

Tòa phúc thẩm vụ thảm sát Đồng Tâm tuyên y án tử hình đối với 2 người con của cụ Kình là ông Lê Đình Chức (trái) và Lê Đình Công (phải)

Việt Nam: Xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm, tòa y án tử hình 2 bị cáo

Tôi nghĩ một phần nào đó, phía chính quyền cũng đang xem người dân (cụ thể là các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm) là thế lực thù địch, giống như là lời của ông Phạm Công Lâm, đại diện cho bên bị hại, có nói: “Họ là địch.” Một phần nào đó, chính quyền đang xem người dân là một thế lực thù địch, chứ không phải là bạn hay là người chủ của đất nước nữa. Đó là một sự lo lắng, rất lo lắng của chúng tôi. (LS Ngô Anh Tuấn)

Báo cáo Đồng Tâm, ấn bản thứ 3 bằng song ngữ Anh-Việt là bản đầy đủ nhất trong 3 bản được phổ biến trong năm 2020. Ảnh: Báo cáo Đồng Tâm, RFA edited

“Báo cáo Đồng Tâm để lưu lại tội ác của Chính quyền Cộng sản và để vận động quốc tế cho cuộc điều tra độc lập”

Mục đích đầu tiên là có tác dụng lưu trữ. Họ càng không muốn bị ghi lại (vụ án Đồng Tâm) thì chúng tôi ghi nó lại. Và, ghi lại bằng một ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh để cho người đọc trên thế giới biết đến vụ án. Đồng thời, báo cáo cũng được ghi lại bằng tiếng Việt để cho người Việt Nam đọc. Mục đích báo cáo bằng song ngữ là vậy.

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) ở The Hague, Hòa Lan - nơi xét xử các tội ác chống nhân loại, Ảnh: Reuters

Vụ án Đồng Tâm và tội ác chống nhân loại

Đồng Tâm hội đủ các yếu tố để những thành phần tội ác, từ những sĩ quan công an liên hệ đến thành phần chóp bu như Bộ Trưởng Công an Tô Lâm và ngay cả TBT kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bị truy tố về một trọng tội có tầm vóc kinh tởm nhất lịch sử loài người: Đó là tội ác chống nhân loại. Tiếng Anh gọi là “Crime against humanity.”

Đây là một tội danh vốn dùng để xử các nhân vật lãnh đạo Đức Quốc Xã năm 1945, nhưng sau đó vào năm 1998 được luật hóa trong Bộ Luật La Mã của Tòa Hình Sự Quốc Tế (Rome Statute of the International Criminal Court).

Chuyên gia hoả hoạn Hoa Kỳ: Đề nghị mở lại cuộc điều tra vụ Đồng Tâm vì còn nhiều nghi vấn

Chuyên gia hoả hoạn Hoa Kỳ: Đề nghị mở lại cuộc điều tra vụ Đồng Tâm vì còn nhiều nghi vấn!

“…nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần phải được trả lời, thì nên có một cuộc điều tra chính xác và thích hợp để xem xét lại trường hợp đó bởi các chuyên gia biết mình đang làm gì và thực hiện những bước cần thiết để có một cuộc điều tra thích hợp và chính xác. Nếu có những lỗ hổng, thì cần phải được giải đáp. Nếu cần mở lại cuộc điều tra để có những câu trả lời thỏa đáng, tôi thực sự khuyên các nhà điều tra nên làm điều đó. Nhưng, phải nói, chúng ta đang ở hai thế giới khác nhau.” (Robert Rowe – chuyên gia hỏa hoạn)

Các hội đoàn tại Thụy Sĩ kêu gọi Bộ Ngoại Giao, cơ quan Nhân Quyền Quốc Tế lên tiếng cho Đồng Tâm

Hôm 18 tháng Chín, một số tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ đã gửi thư cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, Tổ Chức Thế Giới Chống Nạn Tra Tấn và một số văn phòng quốc tế nhân quyền, kêu gọi họ theo dõi và can thiệp cho 29 nạn nhân vô tội Đồng Tâm được có công bằng trong các phiên tòa và được bào chữa theo đúng luật pháp ấn định.

Các tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ cũng đã chuyển đến các cơ quan và tổ chức nầy Lời Kêu Gọi của Bà Dư Thị Thành – vợ của ông Lê Đình Kình, người bị công an giết hại ngày 9 tháng Giêng, 2020.

Phiên tòa ô nhục Đồng Tâm kết thúc chiều 14/9/2020 với 2 bản án tử hình, 1 chung thân. Ảnh: FB Luân Lê

EU phản đối các bản án phi lý đối với người dân Đồng Tâm

Tuyên bố của EU trong ngày 18 tháng Chín, 2020 có đoạn: “Các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này. EU và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và được hưởng đầy đủ quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Điều 14 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam là một bên ký kết.”

Một số bị cáo trước tòa, hôm 7/9/2020, ngày đầu tiên của phiên sơ thẩm vụ án Đồng Tâm.

Vụ Đồng Tâm ở Việt Nam: Hạ màn

Chế độ Hà Nội có cái nhìn tiêu cực về các cuộc phản kháng của nông dân. Theo học thuyết của Đảng và luật pháp Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thay mặt dân để quản lý đất. Nếu nông dân kiên trì trong việc khẳng định quyền canh tác đất khi nhà nước độc đảng ra quyết định sự dụng nó vào mục đích khác, ngay cả khi họ chỉ đòi được đền bù xứng đáng, họ có nguy cơ bị gán là “bọn nổi loạn và khủng bố,” bị ép buộc phải rời đi, và trong những trường hợp điển hình, bị truy tố.

Ông Lê Đình Kình (trái) cùng dân làng Đồng Tâm quyết giữ đất đai của gia đình bị lực lượng công an đột nhập tư gia bắn chết rạng sáng 9/1/2020 và 2 người con Lê Đình Chức (thứ nhì từ trái), Lê Đình Công (thứ ba) bị kết án tử hình, và cháu nội Lê Đình Doanh bị án tù chung thân qua phiên tòa "bỏ túi" trơ trẽn 14/9/2020.

Từ nhà nước công an trị tới chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam

Phiên tòa xét xử 29 người dân ở Đồng Tâm vừa qua là một tấn kịch bi thảm, ngập máu và nước mắt của dân oan. Nơi quỉ dữ nhân danh “pháp luật” để thi hành thứ “công lý” của chúng. Trong đó, sinh mạng người dân là vật hiến tế.

Sự kiện Đồng Tâm làm cho nhiều người liên tưởng tới ký ức kinh hoàng của thời kỳ cải cách ruộng đất.

Nhiều người nói rằng, gốc rễ của vấn đề, căn nguyên của mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt là do bộ Luật Đất Đai đầy mâu thuẫn, xuất phát từ “mệnh đề” quái gở “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do dân làm chủ và Nhà nước đại diện thống nhất quản lý” được ghi trong Hiến Pháp của CSVN.

Từ trái, các ông Lê Đình Chức (con trai ông Lê Đình Kình), Lê Đình Công (con trai ông Kình), Lê Đình Doanh (con trai ông Công và là cháu nội ông Kình) nói lời sau cùng trước tòa. Ảnh: Người Việt edited (từ TTXVN/ Thanh Niên)

Vụ Đồng Tâm và Luật Magnitsky

Không giúp được gì nhiều cho người dân qua cơn khổ nạn, người Việt ở nước ngoài vẫn có thể giúp ngăn chặn bàn tay đẫm máu của chúng bằng cách vận động chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ áp dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu lên tập đoàn tội ác này.

Việc trừng phạt bằng Luật Magnitsky (cấm nhập cảnh, phong tỏa tài khoản và tài sản) không mang lại công bằng cho người dân Đồng Tâm và hàng triệu dân oan mất đất mất nhà khác, nhưng có thể làm cho bọn tội phạm khoác áo công quyền phải chùn tay, phải nghĩ tới hậu quả mỗi khi chúng rắp ranh thực hiện một tội ác chống lại nhân dân.

Các bị cáo tại phiên xét xử về vụ án xuất phát từ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội. Ảnh chụp báo mạng Vietnamnet ngày 10/9

Thêm hai tổ chức nhân quyền phản đối những bản án tuyên cho dân Đồng Tâm

Hai tổ chức này kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay và vô điều kiện cho những người đang bị giam tù; tiến hành điều tra những vấn đề liên quan gồm cáo buộc tra tấn trong thời gian xét hỏi, kế hoạch tập kích vào xã Đồng Tâm, về cái chết của ông Lê Đình Kình, về thông tin nói 3 công an chết trong vụ tập kích. Công cuộc điều tra phải có sự tham dự của quan sát độc lập quốc tế. Kết quả điều tra phải được công khai cho công luận trong và ngoài nước.

Những người ra tù khi phiên sơ thẩm Đồng Tâm kết thúc đến thẳng nghĩa trang viếng mộ ông Lê Đình Kình. Ảnh; Báo Sạch cắt hình ảnh được cắt ra từ clip của cháu nội ông Lê Đình Kình quay

Hằn lên những khắc khổ

Không ai phân tích luật pháp hay hơn các luật sư trong phiên tòa vừa qua. Họ giúp công chúng nhìn thấy những điểm mờ của cáo trạng, thấy sự bất phục nhân tâm của các bản án…

Chúng tôi đã nhắc đến nguồn cơn của bi kịch ở Đồng Tâm, cho cả người dân lẫn lực lượng cảnh sát, đó là quyền sở hữu đất đai.

Nhưng, cao hơn hết thảy những luật pháp do con người đặt ra và cố gắng tranh cãi để phân thắng thua, đó là luật Tự Nhiên. Luật ấy tự nhiên quy định rằng con người được phép sở hữu đất đai từ ông bà tổ tiên của mình.