vụ án Đồng Tâm

Một số bị cáo trước tòa, hôm 7/9/2020, ngày đầu tiên của phiên sơ thẩm vụ án Đồng Tâm.

Về việc tiếp cận chứng cứ tại phiên tòa

Ngay vào đầu sáng nay, ngày thứ hai diễn ra phiên tòa, tôi đã làm đơn đề nghị về việc xem xét chứng cứ là các dữ liệu điện tử, mà tòa án đã cho trình chiếu vào chiều ngày 7 tháng Chín và sáng nay, 8 tháng Chín, 2020.

Những chứng cứ này các luật sư đã không được tiếp cận và không được liệt kê trong danh sách các vật chứng trong tài liệu vụ án. Và do vậy, các luật sư cùng đồng đề nghị vào đơn này yêu cầu được cung cấp về “danh sách” các chứng cứ điện tử này.

Ông Phạm Minh Hoàng: Toàn những gian trá trong điều tra, xét xử vụ án Đồng Tâm

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng chia sẻ nhận xét về phiên toà xét xử sơ thẩm xét xử 29 dân làng Đồng Tâm với các tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ” đã bắt đầu hôm 7 tháng Chín, và theo dự tính sẽ kéo dài trong 10 ngày; và việc các em học sinh lớp 1 phải mua 1 bộ 8 cuốn sách cùng với tập viết, với hơn giá 800 ngàn đồng và chủ trương “9 nhiệm vụ, và 5 giải pháp” cho niên khóa 2020−2021 của Bộ Giáo Dục.

Quang cảnh bên trong tòa án ngày đầu tiên phiên xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm, 7/9/2020. Ảnh chụp báo mạng Người Lao Động

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ nhất

Phía tòa án thông báo, đây là phiên tòa “công khai,” nhưng từ sớm, an ninh đã được siết chặt xung quanh địa điểm xét xử. Phía công an giữ nguyên các cáo buộc, cho rằng các ông Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển đã chủ mưu kêu gọi người dân Đồng Tâm chống trả, dẫn đến cái chết của 3 viên công an là Nguyễn Huy Thịnh, Phó trung đoàn trưởng E22; Phạm Công Huy, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội; Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ C2D1E22.

Vụ án Đồng Tâm: Các luật sư cho biết nhiều chi tiết mới về cái chết của cụ Lê Đình Kình

Nhóm luật sư được mời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người dân Đồng Tâm bị bắt, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7 tháng Chín, 2020 vừa gửi bản kiến nghị mới đến các quan tòa phản đối việc trong cả ba giai đoạn điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử, các luật sư đã gặp phải rất nhiều khó khăn từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng khiến cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ đang bị tạm giam rất khó khăn.

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Đồng Tâm – Máu, nước mắt và sự hận thù chưa dứt…

Giờ đã quá muộn để nói đến hai từ “giá như” đối với sự kiện đã xảy ra ngày 9/1/2020 và sự kiện xảy ra trước đó nhưng cách hành xử trong phiên toà bắt đầu từ 7/9/2020 tới đây và những ngày sau đó nữa sẽ chứng tỏ rằng vết thương hằn sâu trong lòng người dân Đồng Tâm có cơ hội được chữa lành hay không, chính quyền này có phải là chính quyền của dân hay không và tình quân dân cá nước có thực sự tồn tại trong thời bình nữa hay không hay chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng, nhạt nhoà.

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Mê hồn trận trong việc tiếp xúc thân chủ

Những người hành nghề luật, dù mới vào nghề cũng đủ kiến thức sách vở để biết rằng nhiều hành động đã qua của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án này là sai luật rất rõ ràng nhưng chọn cách im lặng. Các luật sư chỉ định thì “có cũng như không,” không bao giờ dám lên tiếng nói điều ngược lại; còn số ít luật sư do gia đình các bị can mời phản ứng yếu ớt nên cho tới nay, chúng tôi mới chỉ chạy loanh quanh sự thật – sự thật vụ án vẫn còn là một dấu hỏi lớn không lời giải, ngay cả khi vụ án này được giải quyết bằng hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm.

Ngày nào Luật Đất Đai như hiện nay còn áp dụng, ngày đó còn nhiều thảm cảnh như vụ Đồng Tâm, Vườn Rau Lộc Hưng, v.v. còn xảy ra. Ảnh: Youtube Việt Tân

Nhà cầm quyền CSVN sắp xét xử vụ Đồng Tâm

Trả lời báo chí hôm 6 tháng Bảy, 2020, ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh Án Toà Án Hà Nội, thông báo dự kiến xét xử vụ án tranh chấp đất đai dẫn đến chết người ở Đồng Tâm trong tháng Tám.

Theo cáo trạng được công bố hôm 24 tháng Sáu, nhà cầm quyền CSVN đã cáo buộc 29 người dân làng Đồng Tâm tội “tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ.” Trong đó, có 25 người bị truy tố về tội “Giết người” với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 4 người còn lại bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ,” có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Phiên toà câm?

Việc cả 3 cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hà Nội gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án, bằng nhiều “thủ thuật” khác nhau để khước từ quyền tiếp cận, sao chép tài liệu có trong hồ sơ vụ án là xâm phạm tới quyền hành nghề hợp pháp của luật sư và gián tiếp xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của các bị cáo.

Nhóm luật sư của các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đã đến Trại tạm giam số 2 Thường Tín, Hà Nội hôm 29/6/2020 để tiếp xúc với các bị cáo, nhưng đã bị từ chối với lý do không “dính” gì đến với các quy định pháp luật có liên quan: Vì chưa biết hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý! Ảnh: FB Manh Dang

Diễn biến vụ án Đồng Tâm

Thông qua bản Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra, các luật sư [bào chữa] đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục và đã chọn hai trong số đó để kiến nghị khẩn cấp, gồm: 1/ Về cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án; và 2/ Về bổ sung người tham gia tố tụng.