Nhà cầm quyền CSVN sắp xét xử vụ Đồng Tâm

Ngày nào Luật Đất Đai như hiện nay còn áp dụng, ngày đó còn nhiều thảm cảnh như vụ Đồng Tâm, Vườn Rau Lộc Hưng, v.v. còn xảy ra. Ảnh: Youtube Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trả lời báo chí hôm 6 tháng Bảy, 2020, ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh Án Toà Án Hà Nội, thông báo dự kiến xét xử vụ án tranh chấp đất đai dẫn đến chết người ở Đồng Tâm trong tháng Tám.

Theo cáo trạng được công bố hôm 24 tháng Sáu, nhà cầm quyền CSVN đã cáo buộc 29 người dân làng Đồng Tâm tội “tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ.” Trong đó, có 25 người bị truy tố về tội “Giết người” với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 4 người còn lại bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ,” có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Vụ tranh chấp đất đai ở khu vực cánh đồng Sênh giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền đã kéo dài nhiều năm. Người dân Đồng Tâm đưa ra nhiều bằng chứng khu vực đất tranh chấp không phải là đất quốc phòng, mà là đất nông nghiệp thuộc sở hữu của dân làng.

Đã không có cuộc đối thoại nào được diễn ra để hoá giải mâu thuẫn, thay vào đó chính quyền huy động một lực lượng lớn 3.000 CSCĐ tấn công vào thôn Hoành rạng sáng 9 tháng Giêng, 2020, khiến cụ Lê Đình Kình và 3 công an tử vong và bắt đi hơn 20 người dân.

Các tổ chức nhân quyền và những nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam khẳng định vụ tấn công vũ trang của công an vào Đồng Tâm là ‘tội ác’ và yêu cầu điều tra độc lập để minh bạch sự việc. Trong khi đó, hôm 10 tháng Giêng, nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam cũng đã ký Tuyên bố Đồng Tâm yêu cầu chính quyền ngưng ngay việc dùng vũ lực trong vụ cưỡng chế đất đai đồng thời phải công khai minh bạch vụ tranh chấp ở Đồng Tâm, Hà Nội.

Nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam,” trích đoạn Tuyên bố Đồng Tâm do Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng khởi xướng.

Ngô Đồng

Video: Youtube Việt Tân

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.