vụ án Đồng Tâm

Luật Sư Ngô Anh Tuấn chỉ tay xuống "hố kỹ thuật" - được phía cảnh sát điều tra cho là nơi 3 viên công an té xuống và bị thiêu chết. Luật Sư Đặng Đình Mạnh ở phía sau. Ảnh: FB Manh Dang

Thực nghiệm hiện trường là đúng pháp luật, tối cần thiết và khả thi

Chỉ có thực nghiệm hiện trường mới rõ các bị cáo có tội hay vô tội. Nếu nhà nước không làm thì Dân sẽ tự làm để chứng minh cho toàn dân và cộng đồng quốc tế biết rõ sự thật. Thực nghiệm hiện trường hoàn toàn đúng pháp luật và tối cần thiết. Không thực nghiệm, không thể kết tội!

Ông Lê Đình Công trong phiên xét xử sơ thẩm ở Hà Nội từ 7-14/9/2020 về vụ án ở xã Đồng Tâm. Ảnh: VOA chụp t

Vụ án Đồng Tâm và một ước mơ cho sáu mạng người…

Hoạt động của hệ thống tư pháp (điều tra – giám sát, truy tố – xét xử) dựa vào nhiều yếu tố: Các qui định pháp luật, các nghiên cứu và thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học. Khi các qui định pháp luật tại Việt Nam vô giá trị, các hệ thống (chính trị, công quyền, tư pháp) hành xử vô đạo, có lẽ con đường duy nhất là cậy đến những chuyên gia chuyên nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học để giúp nhân loại bảo vệ và thực thi công lý bên ngoài Việt Nam.

LS Đặng Đình Mạnh viếng thăm gia đình cụ Lê Đình Kình sau cái chết thảm khốc của cụ rạng sáng 9/1/2020. Trong ảnh, bà quả phụ Dư Thị Thành tiếp LS Mạnh. Ảnh: FB Manh Dang

Ai có quyền miễn nhiễm với bất công

Bất công có thể đến với bất cứ ai và bất cứ lúc nào, chỉ có điều, đừng ngây thơ nghĩ rằng chúng ta có thể miễn nhiễm cho đến trước khi nó ập xuống số phận. Cuộc sống có nhiều lựa chọn, nhưng để lựa chọn đúng, thì đừng bao giờ quên tấm gương ông cụ đất Đồng Tâm, đừng bao giờ.

Cuộc tập kích hàng ngàn quân giữa đêm và hai án tử oan khiên.

Man rợ, bất nhân

Một vụ án 2 án tử hình, với 29 bị cáo mà vội vàng gói trong 3 ngày, bỏ qua yêu cầu về thực nghiệm hiện trường, hạn chế việc tiếp xúc với bị can tới tối đa, chứng cớ đưa ra thì mập mờ, vô lý. Một bản án đầy tính áp đặt của độc tài vậy mà truyền hình đưa tin là “nhân văn.” Đấy là kiểu nhân văn của sói đàn. Một sự nhân văn mồm mép bọc ngoài sự man rợ. Trong khi nhiều nước đã bỏ án tử hình.

Ông Lê Đình Kình (trái) bị công an đột nhập tư gia bắn chết rạng sáng 9/1/2020 và 2 người con Lê Đình Chức (giữa) và Lê Đình Công bị kêu án tử hình qua phiên tòa "bỏ túi" trơ trẽn 14/9/2020.

Đồng Tâm – Bất chấp!

Tất cả những cái “tại sao” đó cần phải được trả lời rành mạch, rõ ràng, minh bạch trước một tòa án công minh.

Thảm nạn Đồng Tâm không thể đóng lại bằng một phiên xử cực kỳ vô pháp và trơ trẽn.

Đảng và Nhà Nước CSVN nên biết rằng họ không còn có thể tiếp tục coi thường người dân Việt theo kiểu “Tao làm sai như thế thì đã sao, ai làm gì được tao?” nữa!

Hai con trai ông Lê Đình Kình: Lê Đình Chức (trái) và Lê Đình Công (phải) bị tuyên án tử hình một cách bất công, phi lý trong phiên tòa "bỏ túi" vụ án Đồng Tâm hôm 14/9/2020.

Facebook Việt Tân lên án phiên tòa bất công xét xử 29 nông dân Đồng Tâm

Phiên toà là minh chứng rõ nhất phản ánh sự tùy tiện trong việc kết án của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm vào những người nông dân kiên cường chống lại các nhóm lợi ích cướp đất. Từ những điều bất công như trên, Facebook Việt Tân phản đối những bản án hà khắc mà nhà cầm quyền CSVN đã tuyên đối với 29 nông dân Đồng Tâm.

Nếu Đảng Cộng Sản không thay đổi, mà cứ duy trì chính sách đất đai như hiện nay, chắc chắn tương lai gần sẽ lại có thêm những người nông dân phải liều mạng sống để giữ đất.

Ông Lê Đình Chức, con trai ông Lê Đình Kình, trước tòa sơ thẩm. Ảnh chụp từ báo mạng Soha 9/9/2020

Các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối các bản án đối với dân Đồng Tâm

Ngay sau khi tin tức về những bản án tuyên đối với 29 người dân Đồng Tâm được đưa ra, đại diện Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền và Ân Xá Quốc Tế ra tuyên bố với nội dung phản đối.

Ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc khu vực Châu Á của HRW nêu rõ: “Những bàn án nặng nề, trong đó có hai án tử hình, tuyên đối với các bị cáo Đồng Tâm không hề gây ngạc nhiên. Cũng giống tất cả mọi cấp tòa xử khác, tòa án Hà Nội không hề độc lập vì hội đồng xét xử phải đưa ra những phán quyết được định trước do đảng Cộng Sản…”

Phiên tòa ô nhục Đồng Tâm kết thúc chiều 14/9/2020 với 2 bản án tử hình, 1 chung thân. Ảnh: FB Luân Lê

Phiên tòa ô nhục: Hai án tử hình, một chung thân

Phiên sơ thẩm vụ án Đồng Tâm đã kết thúc với các bản án “bỏ túi” gây phẫn nộ rộng rãi trong dư luận trong và ngoài nước.

Có 6 bị cáo bị xử tội Giết người, với 2 án tử hình (ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức), 1 án chung thân (Lê Đình Doanh). Ông Bùi Viết Hiểu 16 năm tù. Nguyễn Quốc Tiến (Tiến mạ) 13 năm tù. Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù.

Các (23) bị cáo còn lại bị xử tội Chống người thi hành công vụ, với 15 án treo và thả tự do ngay tại phiên tòa.

Các bị cáo tại phiên xét xử về vụ án xuất phát từ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội. Ảnh chụp báo mạng Vietnamnet ngày 10/9

Đồng Tâm và phiên tòa ô nhục

Phiên xử 29 người dân Đồng Tâm trong vụ chính quyền vô cớ xông vào tư gia của người cha, ông hay thủ lĩnh tinh thần của họ giữa đêm khuya dẫn tới cái chết của bốn người Việt chẳng có thể dùng từ gì khác là nát như tương để mô tả. Trong thời đại mà các quan Việt Nam luôn hô hào là thời 4.0, chẳng hề có hình ảnh hay video nào về các diễn biến của đêm định mệnh 9/1 mà quyết định tấn công 419A của công an như mấy con số tóm tắt hậu quả bốn người chết vào tháng Một, ngày Chín

LS Trương Chí Công (ngoài cùng, bên trái) tham gia bào chữa trong phiên sơ thẩm Đồng Tâm. Ảnh: FB Trương Chí Công (chụp màn hình VTV)

Những vấn đề cần làm rõ trước khi tuyên án vụ Đồng Tâm

Vụ án Đồng Tâm là một vụ án tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận, khi có tới bốn người đã chết (một người dân Đồng Tâm và ba người thuộc lực lượng công an). Quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án được dư luận xã hội trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Đây là một vụ án hết sức phức tạp,…

Vì vậy, để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử, hội đồng xét xử cần xem xét làm rõ một số vấn đề trước khi tuyên án.

Nếu bố bạn là cụ Kình?

Bạn có muốn được biết tại sao bố mình bị người khác bắn chết trong phòng ngủ của chính căn nhà riêng của mình rồi được gán cho một tội danh giết người mà không cần phải thông qua xét xử?

Trong phiên toà, không dưới 5 lần tôi đề nghị phải là rõ hành vi và nguyên nhân dẫn tới việc người ta phải bắn chết cụ Kình, một ông già hơn 80 tuổi tay phải chống gậy. Tuy nhiên, mỗi lần nhắc tới nội dung này, tôi đều bị vị Chủ tọa nhắc nhở là luật sư không được đề cập tới nội dung này vì nó không liên quan tới vụ án.