Ai có quyền miễn nhiễm với bất công

LS Đặng Đình Mạnh viếng thăm gia đình cụ Lê Đình Kình sau cái chết thảm khốc của cụ rạng sáng 9/1/2020. Trong ảnh, bà quả phụ Dư Thị Thành tiếp LS Mạnh. Ảnh: FB Manh Dang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đôi khi, nghe thấy sự bất công, chúng ta cứ nghĩ là chuyện của thiên hạ. Có thể ở Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, Đồng Tâm… nhưng chẳng phải là nhà mình. Có thể là những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải… nhưng sẽ chẳng bao giờ là chúng ta, những người chẳng làm gì sai trái, những người không tranh chấp gì với ai, những người sống tôn trọng luật pháp, những người biết lẽ phải và lương thiện…

Những người dân Vườn Rau Lộc Hưng chỉ biết kính Chúa, yêu rau chắc đã có những lúc nghĩ như vậy cho đến khi máy xúc xuất hiện trước cửa, cào nát ngôi nhà của họ thành đống gạch vụn trong chốc lát.

Những người dân Thủ Thiêm đã có lúc liều mình nuôi dấu cán bộ, góp tay “giải phóng miền Nam” cũng đã có lúc nghĩ thế, cho đến khi bị cưỡng chế, tài sản vứt ra cửa, người xô ra vỉa hè để bắt đầu cuộc sống màn trời chiếu đất.

Nhiều lắm, những người dân ở Văn Giang, Tiên Lãng, Đồng Tâm… cũng đã từng thờ ơ, không nghĩ bất công sẽ đến với mình cho đến khi chúng xộc đến.

Những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải… thì lại chưa từng có tranh chấp gì với ai. Nhưng rủi thay, danh tính của họ lại “lọt mắt xanh” của cơ quan điều tra để bù trừ cho sự bất lực của họ, để thế thân cho thủ phạm đang nhởn nhơ đâu đó ngoài xã hội.

Ở Hà Nội, bạn có thể đi dọc theo lề đường Ngô Thì Nhậm, nơi dân oan vẫn còn tin rằng bất công của họ sẽ được gỡ bỏ. Họ sẽ kể cho bạn nghe đã nghĩ gì về bất công trước khi điều đó đổ ập xuống số phận của họ.

Bạn đã có từng thấy những hình ảnh người mặc cảnh phục giăng biểu ngữ trên phố đòi công lý?

Bạn có từng xem clip chiến sĩ công an nhờ cộng đồng lên tiếng vì bất công ?

Chưa hết, nếu bạn còn nhớ đến người đã leo đến tột đỉnh danh vọng, là ủy viên bộ chính trị, là bộ trưởng… ước mong: “Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người” thì xem ra, chức vụ tột đỉnh cũng không thể cứu ông ấy thoát bất công khi phải tham gia tố tụng?

Cho thấy, bất công như con thú phàm ăn, nó không từ một ai cả. Sau người dân đen, thì nó đã “đánh chén” cả những thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ chỉ biết một lòng một dạ “còn đảng, còn mình” và đến cả người leo đến gần hết bậc danh vọng.

Hãy nhìn gương Đồng Tâm, hãy nhìn gương cụ Kình mà tự ngẫm về thân thế của bạn. Bạn có đã từng là công thần xây dựng nên chế độ? Bạn có đã từng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt một địa phương? Bạn có tuổi đảng lên đến gần sáu thập niên? Nếu người có thân thế như thế mà còn là biểu tượng bi thảm của bất công, thì bạn nghĩ mình là ai mà được quyền miễn nhiễm với bất công đang chực chờ đầy rẫy ngoài kia?

Bất công có thể đến với bất cứ ai và bất cứ lúc nào, chỉ có điều, đừng ngây thơ nghĩ rằng chúng ta có thể miễn nhiễm cho đến trước khi nó ập xuống số phận. Cuộc sống có nhiều lựa chọn, nhưng để lựa chọn đúng, thì đừng bao giờ quên tấm gương ông cụ đất Đồng Tâm, đừng bao giờ.

Ngày của sau bản án tử hình

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

XEM THÊM:

Thảm cảnh ở vườn rau Lộc Hưng mới chỉ là bắt đầu của một cuộc cướp bóc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.