Phiên tòa ô nhục: Hai án tử hình, một chung thân

Phiên tòa ô nhục Đồng Tâm kết thúc chiều 14/9/2020 với 2 bản án tử hình, 1 chung thân. Ảnh: FB Luân Lê
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phiên sơ thẩm vụ án Đồng Tâm đã kết thúc chiều nay 14 tháng Chín với các bản án “bỏ túi” gây phẫn nộ rộng rãi trong dư luận trong và ngoài nước.

Có 6 bị cáo bị xử tội Giết người, với 2 án tử hình (ông Công và Chức), 1 án chung thân (Doanh). Ông Hiểu 16 năm. Nguyễn Quốc Tiến (Tiến mạ) 13 năm. Nguyễn Văn Tuyển 12 năm.

Các (23) bị cáo còn lại bị xử tội Chống người thi hành công vụ, với 15 án treo và trả tự do ngay tại phiên tòa.

Bà Nối bị tăng hình phạt, Viện Kiểm Sát đề nghị 4-5 năm, toà xử 6 năm tù giam. Các bị cáo khác đều được giảm mức hình phạt so với Viện Kiểm Sát (VKS) đề nghị.

Ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức sẽ kháng cáo.

Mức án đối với các bị cáo như sau:

1. Lê Đình Công tử hình (bị VKS đề nghị tử hình).
2. Bùi Viết Hiểu 16 năm tù (bị đề nghị 16 đến 18 năm tù).
3. Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù (bị VKS đề nghị 14 đến 16 năm tù).
4. Lê Đình Chức tử hình (bị VKS đề nghị tử hình).
5. Lê Đình Doanh chung thân (bị VKS đề nghị chung thân).
6. Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù (16 đến 18 năm tù) cùng Tội giết người.
7. Nguyễn Văn Quân 5 năm tù (bị VKS đề nghị 6 đến 7 năm tù).
8. Lê Đình Uy 5 năm tù (bị VKS đề nghị 6 đến 7 năm tù).
9. Lê Đình Quang 5 năm tù (bị VKS đề nghị 6 đến 7 năm tù).
10. Bùi Thị Nối 6 năm tù (bị VKS đề nghị 4 đến 5 năm tù).
11. Bùi Thị Đục 3 năm tù treo (bị VKS đề nghị 3 đến 4 năm tù).
12. Nguyễn Thị Bét 3 năm tù treo (bị VKS đề nghị 3 đến 4 năm tù).
13. Trần Thị La 3 năm tù treo (bị VKS đề nghị 3 đến 4 năm tù).
14. Nguyễn Thị Lụa 3 năm tù treo (bị VKS đề nghị 2 năm 3 tháng đến 3 năm tù).
15. Bùi Văn Tiến 5 năm tù (bị VKS đề nghị 5 đến 6 năm tù).
16. Nguyễn Văn Duệ 3 năm tù (bị VKS đề nghị 3 đến 4 năm tù).
17. Lê Đình Quân 5 năm tù treo (bị VKS đề nghị 4 đến 5 năm tù).
18. Bùi Văn Niên 3 năm tù treo (bị VKS đề nghị 2 đến 2 năm 6 tháng tù).
19. Bùi Văn Tuấn 3 năm tù (bị VKS đề nghị 3 đến 4 năm tù).
20. Trịnh Văn Hải 3 năm tù (bị VKS đề nghị 4 đến 5 năm tù).
21. Nguyễn Xuân Điều 3 năm tù treo (bị VKS đề nghị 3 đến 4 năm tù).
22. Mai Thị Phần 30 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù).
23. Đào Thị Kim 24 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù).
24. Lê Thị Loan 30 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 2 năm 6 tháng tù).
25. Nguyễn Văn Trung 18 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 18 đến 24 tháng tù).
26. Lê Đình Hiển 15 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 15 đến 16 tháng tù, cho hưởng án treo).
27. Bùi Viết Tiến 15 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 15 đến 16 tháng tù, cho hưởng án treo).
28. Nguyễn Thị Dung 15 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 15 đến 16 tháng).
29. Trần Thị Phượng 15 tháng tù treo (bị VKS đề nghị 15 đến 16 tháng, cho hưởng án treo).

Với một phiên tòa có tới 29 bị cáo mà các phần xét hỏi, buộc tội và bào chữa, tranh luận chỉ tròn trèm võn vẹn 4 ngày trước khi nghị án và tuyên án, khiến Luật Sư Ngô Anh Tuấn – một trong số các luật sư bào chữa cho các bị cáo – trong thời gian tòa nghị án, đã nêu 3 vấn đề cần làm rõ trước khi tuyên án: 1) xác định việc lực lượng công an tấn công vào nhà ông Lê Đình Kình giữa đêm có đúng pháp luật không? 2) làm rõ lý do bắn chết ông Lê Đình Kình; và 3) làm rõ lý do tại sao không tiến hành thực nghiệm điều tra?

Thế nhưng hội đồng xét xử vẫn bất chấp các luận cứ của các luật sư, xem thường dư luận, tuyên đọc các bản án “bỏ túi” nêu trên.

Một phiên tòa ô nhục!

Theo FB Luân Lê (LS Lê Luân), FB Tuan Ngo (LS Ngô Anh Tuấn)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.