vụ án Đồng Tâm

Ngón đòn thâm ác của cơ quan Cảnh Sát Điều Tra khiến 29 người dân Đồng Tâm “nhận tội” trước tòa

Để biện minh cho trận tập kích phi pháp vào dân, dù dân vô tội cũng phải bằng mọi cách, buộc được tội cho dân. Cũng phải ép được dân nói lời nhận tội và ăn năn hối hận. Cũng phải có được chữ ký của dân vào văn bản nhận tội theo ý muốn của Cảnh Sát Điều Tra. Và cơ quan Cảnh Sát Điều Tra đã thực hiện hai ngón đòn tàn ác và thâm độc với 29 người dân Đồng Tâm vô tội bị bắt.

Luật Sư Ngô Anh Tuấn chỉ tay xuống "hố kỹ thuật" - được phía cảnh sát điều tra cho là nơi 3 viên công an té xuống và bị thiêu chết. Luật Sư Đặng Đình Mạnh ở phía sau. Ảnh: FB Manh Dang

Đồng Tâm 1 – Vấn đề thẩm quyền điều tra

Trong thời gian nghị án, nhiều luật sư đã nhận được tin nhắn vô danh cung cấp cụ thể hơn về chứng cứ có sự mâu thuẫn quyền lợi trong điều tra vụ án mà có thể dễ dàng kiểm chứng được. Nếu điều này là sự thật, thì có lẽ hồ sơ truy tố vụ án Đồng Tâm sẽ phải sớm hủy bỏ để tiến hành điều tra lại từ đầu mà không cần phải chờ quyết định của phiên tòa phúc thẩm (nếu có) nữa.

Toà án hay cỗ máy chém?

‘Công lý’ của quỉ dữ

Người đảng viên cộng sản kỳ cựu với 58 năm tuổi đảng Lê Đình Kình, cựu bí thư xã Đồng Tâm đã bị giết chết tàn bạo bởi chính những đảng viên cộng sản khác chỉ bởi vì ông ấy đã chọn sai “lề.” Ông đã đứng về “lề dân” chứ không đứng về “lề đảng.” Ông đã vì lợi ích của cộng đồng mà chống lại lợi ích của băng đảng.

Cả cuộc đời ông theo đảng, thế mà ông chưa hiểu đủ về “chuyên chính vô sản.” Và Đảng không những giết chết ông, mà còn phải giết thêm con cháu ông để xóa sạch tội ác và sự dối trá trắng trợn đê mạt này.

Các bị cáo tại phiên xét xử về vụ án xuất phát từ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội (ảnh ngày 10/9 của VietnamNet). Ảnh: VOA chụp từ Vietnamnet

Vụ Đồng Tâm: Luật sư bào chữa đòi công bố kế hoạch ‘tối mật’ 419A

Theo các luật sư bào chữa, nếu bản kế hoạch được bạch hóa, các bên liên quan và công chúng sẽ thấy rõ việc chính quyền điều lực lượng công an đi vào thôn Hoành có phải là công vụ hay không; nếu có, phạm vi công vụ là gì, và liệu có bao gồm việc cho phép tiến hành các biện pháp có thể dẫn đến chết người hay không.

Khi làm rõ về những điều nêu trên cũng sẽ làm sáng tỏ là những bị cáo có chống người thi hành công vụ hay không, một trong số các luật sư bào chữa nói với VOA.

Các nạn nhân điển hình của chính sách đất đai phi lý. Ảnh: Youtube Việt Tân edited

Ba lỗi thể chế hủy hoại niềm tin vào chính sách đất đai Việt Nam

Những lời hứa hẹn viển vông, quan hệ giữa chính quyền và các nhóm lợi ích bất động sản, và cuối cùng là một hệ thống tư pháp què quặt khiến người dân luôn bị đặt vào đường cùng khi họ chẳng may rơi vào vào “ma trận” quy hoạch của chính quyền. Niềm tin mất thì đã đành, những cuộc đụng độ giữa người dân và chính quyền còn dẫn đến đau thương mất mát về tính mạng và sức khỏe của cả hai bên.

Công an dẫn giải bị cáo vào tòa sáng 7/9/2020. Ảnh: Thư Viện Pháp Luật

Phiên xử Đồng Tâm càng kéo dài càng lộ rõ vô số điều phi lý, phi pháp!

Chỉ sau hai ngày xét xử vụ án Đồng Tâm, Viện Kiểm Sát Hà Nội đã đưa ra các đề nghị mức án. Trước hết là hai án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức với tội “giết người.” Ông Lê Đình Doanh bị đề nghị mức án chung thân. Ông Bùi Viết Hiểu và ông Nguyễn Quốc Tiến bị đề nghị mức án 16-18 năm tù. Ông Nguyễn Văn Tuyển bị đề nghị 14-16 năm tù cũng với tội danh giết người. 23 người còn lại bị đề nghị mức án từ 18 tháng tù treo đến 7 năm tù giam về tội “chống người thi hành công vụ.”

Những người quan tâm phẫn nộ đối với những mức án được đề nghị. Lý do vì theo họ có vô số vi phạm từ phía cơ quan chức năng trong vụ này.

Vụ án Đồng Tâm: Bị cáo khai bị tra tấn ép cung, tòa án vội vã kết thúc xét xử

Những diễn biến đáng chú ý, trong ngày thứ ba phiên toà vụ án Đồng Tâm.

Luật sư Đặng Đình Mạnh thuật lại vào cuối ngày xét xử thứ hai, ông đã quay xuống hàng ghế các bị cáo, đưa ra một câu hỏi chung cho 29 người: Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên, những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay. Sau câu hỏi này, có 10 cánh tay giơ lên, còn 19 người ngồi yên không có bất kỳ cử chỉ nào, cho thấy họ đã chịu nhục hình và bị dọa nạt đến mức thế nào.

Phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm, hôm 7/9/2020. Ảnh chụp báo mạng Lao Động

Phiên tòa Tội Ác

Vụ Đồng Tâm là vết nhơ đồng thời là tội ác của đảng CSVN, nhưng không mang ra xử thì không thể bịt miệng người dân. Nên tổ chức tòa án được chỉ đạo bưng bít tối đa và chỉ nói một chiều kể cả báo chí, nhưng cũng không thể che giấu hết sự thật mà công luận thế giới quan tâm.

Thẩm Phán Trương Việt Toàn, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm. Ảnh chụp FB LS Lê Ngọc Luân

Tôi viết về vụ án Đồng Tâm

Tôi tin, tất cả chúng ta đều đau đớn trước cái chết của người dân Đồng Tâm và cả những người công an dù đứng ở góc độ nào đi chăng nữa. Nếu người dân Đồng Tâm sai sẽ có pháp luật xử lý nhưng trước khi có bản án kết tội thì họ phải được tôn trọng và pháp luật phải được thực thi (điều tra, truy tố, xét xử) một cách công bằng nhất. Và không chỉ Việt Nam mà tất cả các Quốc gia trên Thế giới đều hướng đến điều đó. Tôi nói điều đó đúng, không sai phải không hỡi những người ủng hộ hoặc phản đối 29 con người ra toà hôm nay.