‘Công lý’ của quỉ dữ

Toà án hay cỗ máy chém?
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trên báo Tuoitrecuoi, nhân việc “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén sau 17 năm thụ án tù vì tội giết người, được minh oan, có một câu chuyện hài như sau:

Trong cuộc thi điều tra viên giỏi khối các nước XHCN, Việt Nam, Liên Xô và Cộng Hòa Dân Chủ Đức, đều lọt vào vòng chung kết. Bài thi cuối cùng là phải tìm ra được một chú thỏ đã ăn trộm cà rốt, lẩn trốn trong khu rừng lớn, trong thời gian nửa ngày.

Điều tra viên Liên Xô cùng đàn chó nghiệp vụ nhanh chóng vào cuộc, truy tìm dấu vết chú thỏ. Điều tra viên Cộng Hòa Dân Chủ Đức lao vào rừng nổ súng đì đùng, giăng bẫy khắp nơi. Còn điều tra Việt Nam đủng đỉnh ăn sáng, uống càfe và hút thuốc lào chán chê rồi mới lững thững nhập cuộc. Đến quá trưa, cả hai điều tra viên Liên Xô và Dân Chủ Đức trở về mà không tìm thấy chú thỏ. Một lát sau, điều tra viên Việt Nam xách theo một chú gấu, điệu bộ tơi tả như cái mền rách.

Ban giám khảo tròn mắt ngạc nhiên hỏi: Đây là gấu chứ đâu phải là thỏ?

Điều tra viên Việt Nam quay sang chú gấu gằn giọng: Mày là gấu hay là thỏ?

Chú gấu cúi đầu gục gặc: Dạ, con là… thỏ ạ! 

Kết quả là điều tra viên Việt Nam giành thắng lợi chung cuộc vì “gấu nhận mình là… thỏ và đã thú nhận tội lỗi ăn trộm cà rốt.”

Ở Việt Nam có rất nhiều “thỏ” như thế. Những ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Trần Văn Thêm, Nguyễn Văn Chấn, Bùi Minh Hải… đều là nạn nhân của một hệ thống luật pháp vô nhân, của một bộ máy công an sắt máu, luôn sử dụng mọi biện pháp tra tấn, nhục hình để bức cung, ép nạn nhân phải nhận tội. Họ phải chịu đựng những án tù hà khắc suốt nhiều thập kỷ. Có những người khi trở về với cuộc sống đời thường đã hoàn toàn kiệt quệ, bệnh tật, ám ảnh, trở thành phế nhân.

Khi mỗi một người dân lương thiện bị vướng vòng lao lý oan khuất là một gia đình bị phá hủy tới tận gốc rễ. Tội ác thực sự không bị trừng phạt mà hơn thế nữa được nhân lên gấp bội bởi chính những kẻ nhân danh Pháp Luật. Trong khi đó, những kẻ thủ ác đều thăng chức, thăng hàm và cùng lắm chỉ bị “kỷ luật, khiển trách” nếu không may kẻ gây án thực sự vì lý do nào đó cắn rứt lương tâm và …tự đầu thú vào một ngày đẹp trời.

Nhà tư tưởng lừng danh người Pháp, Claude-Frédéric Bastiat từng nói:

“Nếu Luật Pháp không được tôn trọng, ở một mức độ nhất định nào đó, thì xã hội không thể tồn tại được. Biện pháp an toàn nhất làm cho người ta tôn trọng Luật Pháp là làm cho Luật Pháp đáng được tôn trọng. Khi Luật Pháp và Đạo Đức mâu thuẫn với nhau thì người công dân đứng trước lựa chọn khắc nghiệt: Đánh mất ý thức về Đạo Đức hoặc không tôn trọng Luật Pháp nữa…”

Dân xứ Annamite từ lâu đã biết rằng “Công Lý ở Việt Nam chỉ là diễn viên hài” và pháp luật chỉ là trò hề rẻ tiền, thi thoảng được công diễn nhàm chán trên sân khấu của những kẻ cầm quyền. Nhưng bây giờ, họ cần phải nhận thức rõ hơn. Pháp luật ở Việt Nam không chỉ là trò hề, mà nó là cái máy chém, có thể tước đoạt mạng sống của những người dân lương thiện bất cứ khi nào. Nó có thể bôi nhọ, thay trắng đổi đen, chà đạp Đạo Đức và Nhân Phẩm, cướp bóc ngang nhiên tài sản người dân. Và, Nó nhân danh “do dân và vì dân.” Nó nhân danh Công Lý. Nó bảo vệ quyền lợi độc tôn của một nhóm nhỏ các “quí tộc Đỏ” – những kẻ sở hữu tất cả tài nguyên, đất đai nhưng lại che dấu dưới những “xảo ngữ” đầy vẻ “nhân văn” được ghi trong hiến pháp – “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhân dân làm chủ.”

Phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm là một phiên tòa như vậy – một cuộc trình diễn “công lý” của một nhà nước cướp bóc, với một kịch bản dối trá trắng trợn, vô nhân cùng cực.

Ngày 7 tháng Chín, 2020 vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đưa 29 người dân ở Đồng Tâm ra xét xử trong một phiên tòa “bỏ túi” – khi mà phiên toà chỉ có “bị cáo,” không có nhân chứng cần thiết (nhân vật được coi là then chốt vụ án là ông Chủ Tịch Nguyễn Đức Chung được các luật sư kiến nghị triệu tập nhưng tòa án không chấp nhận), không có đại diện sỹ quan chỉ huy cuộc tấn công vào thôn Hoành, Đồng Tâm, toàn bộ chứng lý và diễn biến cuộc thảm sát đều có quá nhiều điều phi lý và đã được hệ thống truyền thông ra rả nhiều tháng sau khi diễn ra vụ án vào ngày 9 tháng Giêng, 2020.

Phiên toà dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Nhưng có lẽ, mọi chi tiết đã được “cài đặt” và diễn ra theo đúng theo ý muốn của bên công an, các bị cáo hầu hết đều ngoan ngoãn “công nhận hành vi phạm tội, xin khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt,” nên thời gian diễn ra phiên tòa rút ngắn đáng kể.

Tất cả báo chí “lề đảng” đăng tin về phiên toà xét xử vụ Đồng Tâm đều trích dẫn những cáo buộc và tình tiết diễn biến từ nguồn TTXVN đăng từ 25 tháng Sáu, 2020. Trong đó, chỉ tập trung đưa ra những cáo buộc những người dân ở thôn Hoành, Đồng Tâm, là những kẻ khủng bố, có tổ chức, có vũ trang, thách thức luật pháp và đe dọa giết người. Do đó, việc tấn công vào thôn Hoành để tiêu diệt những kẻ khủng bố là đúng pháp luật, cần thiết. Trong số các “chứng lý” và “căn cứ luận tội” mà hệ thống truyền thông CSVN đưa tin có mấy điểm chính sau:

1. Những người dân Đồng Tâm do ông Lê Đình Kình chỉ đạo và tổ chức “nhóm đồng thuận” đã có hành vị chống đối pháp luật, gây rối, bắt giữ người trái phép, phá hoại tài sản, lăng mạ cán bộ…

2. Ông Kình là người chỉ đạo đi mua vũ khí lựu đạn, bom xăng, giáo mác… phát ngôn đe dọa “giết từ 300 -500 mạng” trên mạng xã hội… được nhà cầm quyền nhấn mạnh và tập trung khai thác. Kể từ đó “vẽ” lên chân dung của những kẻ “khủng bố” ở Đồng Tâm.

3. Nguyên nhân cuộc đàn áp ở Đồng Tâm ngày 9 tháng Giêng là do những “kẻ khủng bố” đã tấn công trước, đã giết chết ba viên công an bằng cách thức rất tàn bạo là “thiêu sống.”

Với những lý do trên, việc nhà cầm quyền CSVN phải sử dụng bạo lực để trấn áp những kẻ “khủng bố” là cần thiết và đúng đắn… Đó là lý lẽ của nhà cầm quyền  CSVN.

Đã có nhiều những phân tích và bài viết trên mạng xã hội về nguồn gốc tranh chấp đất đai, sự sai trái từ phía chính quyền dẫn đến xung đột và kết thúc bi thảm như thế nào. Bài viết này, người viết không nhắc lại các yếu tố, tình tiết và nội dung đã được nhiều người nói tới, mà chỉ tập trung vào nghi vấn của ba viên công an được cho là đã bị đốt cháy tới mức “than hóa toàn thân” cũng như diễn biến vụ việc trong thời gian rạng sáng 9 tháng Giêng tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội.

Đây là dữ kiện quan trọng mà nhà cầm quyền dựa vào để tạo sự ủng hộ dư luận, cũng như coi đó là căn cứ buộc tội, kết án 29 người dân vì cho rằng có liên quan. Nhưng, sự thực ở đây là gì? Hãy đọc kỹ tiến trình xảy ra vụ việc được báo chí CSVN đăng tải:

“…ngăn chặn nhóm chống đối đứng trên mái nhà của bị cáo Chức, tổ công tác gồm đại tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động), thượng úy Dương Đức Hoàng Quân (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động), đại úy Phạm Công Huy (cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an Hà Nội) cùng một số chiến sĩ đột kích từ tầng một lên cửa sổ tầng hai nhà anh Hợi ở sát bên cạnh để trấn áp.

Cảnh sát vừa mở cửa sổ tầng hai để sang mái nhà bị cáo Chức thì bị Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc nhiều lần từ trên xuống dưới. Cùng lúc, bị can Công rút chốt một quả lựu đạn ném về phía cảnh sát nhưng không nổ.

Ba cảnh sát Thịnh, Quân và Huy áp sát được mái nhà Chức song bị ông ta và nhiều người ném “bom xăng,” gạch đá và dùng dao phóng lợn chọc. Ba cảnh sát rơi xuống hố sâu 4 mét giữa tường hai nhà. Bị cáo Chức và Lê Đình Doanh lập tức đổ xăng xuống hố, châm lửa. Ba cảnh sát hy sinh do “ngạt khí và cháy than hóa toàn thân.”

Sau khi vụ án Đồng Tâm xảy ra, có nhiều những nhà hoạt động xã hội đã trực tiếp tới hiện trường nơi xảy ra vụ án để thăm bà quả phụ Dư Thị Thành cũng như quay lại những vết tích đạn bắn chi chít tại ngôi nhà của cụ Kình, nghe bà Thành kể lại diễn biến vụ tấn công của công an vào rạng sáng ngày 9 tháng Giêng. Nhiều facebooker đã đăng tải những video tại hiện trường trong đó đáng chú ý như video của facebooker Trịnh Bá Tư. Căn cứ vào các đoạn video, chúng ta có thể biết vị trí chính xác cái hố được cho rằng ba viên công an bị tử vong do bị “ngạt khí và cháy than hóa toàn thân.”

Ảnh 24. Sân thượng nhà ông Chức, hố kỹ thuật và cửa sổ nhà ông Hợi với ba người lấp ló. Ảnh: Blog GS Hoàng Xuân Phú
Ảnh 24. Sân thượng nhà ông Chức, hố kỹ thuật và cửa sổ nhà ông Hợi với ba người lấp ló. Ảnh: Blog GS Hoàng Xuân Phú

 

3 CHIẾN SĨ CÔNG AN CÓ THẬT SỰ TỬ VONG VÌ TÉ GIẾNG TRỜI?

3 CHIẾN SĨ CÔNG AN CÓ THẬT SỰ TỬ VONG VÌ TÉ GIẾNG TRỜI?Bằng chứng chứng minh cho thấy việc 3 viên cảnh sát bị thiêu chết dưới giếng trời nhà chú Lê Đình Chức vào lúc hơn 3 giờ sáng ngày 09 Tháng Giêng 2020 là vô lý. Trực tiếp tại hiện trường, dưới đáy giếng trời các cót ép lót giữa hai tường khi xây lộ ra ngoài vẫn còn nguyên, vậy mà kết luận của cơ quan điều tra lại viết 3 cảnh sát bị thiêu cháy đến mức không nhận diện được, xương tay cháy hết, xương sọ bị nổ vì nhiệt.Không thể tin được rằng 3 cảnh sát bị thiêu cháy đến như vậy, mà những mảnh cót ép vẫn còn nguyên vẹn được.Không thể tin được người dân đổ mấy chậu xăng xuống giếng trời để thiêu 3 viên cảnh sát đến cháy cả xương mà những mảnh cót ép lót giữa hai tường lại còn nguyên được.Không thể tin cả 3 cảnh sát cùng rơi xuống hố này được, vì chỉ cần một người rơi xuống hố 4m này sẽ phát ra tiếng động rất lớn, kèm tiếng la hét khiến những người sau dừng lại.Không thể tin người dân có thể ra ngoài ban công để đổ xăng thiêu 3 cảnh sát dưới hỏa lực mạnh của hàng ngàn cảnh sát được.Cái chết của 3 viên cảnh sát là cực kỳ vô lý, nó chỉ có ích cho việc bao biện cho hành động cả ngàn cảnh sát đang đêm tấn công vào làng Hoành để giết dân dã man như thời trung cổ.Nguồn: Trịnh Bá TưTựa: FB Việt Tân

Publiée par Việt Tân sur Vendredi 12 juin 2020

(Video: FB Trịnh Bá Tư)

(Độc giả có thể xem thêm phân tích kèm theo hình ảnh do GS Hoàng Xuân Phú thực hiện tại đây, GS Phú đã phản biện – từng điểm một – tính phi lý của kịch bản do hệ thống truyền thông nhà nước loan tải nhằm định hướng dư luận.)

Để đốt cháy đến mức “than hóa toàn thân” một người nặng 70kg thì cần khoảng 20 kg xăng và cần thời gian ít nhất nửa tiếng đồng hồ. Hãy thử hình dung với lực lượng vũ trang tận răng, đông tới 3000 người, có cả thiết giáp hạng nhẹ, xe cứu hỏa, máy phá sóng liên lạc bao vây kín ngôi làng nhỏ. Thiết nghĩ, kể cả một con ruồi còn khó bay thoát. Vậy mà mấy người dân với gậy gộc, dao rựa, chai xăng… có thể ung dung đổ xăng, châm lửa thiêu chết ba viên công an thành than mà không gặp một trở ngại nào.

Có lẽ, trong lúc 3 đồng chí công an bị “thiêu sống,” thì gần 30 sỹ quan chỉ huy của Bộ Công An và Công An Hà Nội cùng 3000 lính cảnh sát cơ động, công an hình sự, cảnh sát phòng chữa cháy… vẫn ngồi cắn hạt dưa cách đó… 50m?  Thật khó tin nghiệp vụ “hiệp đồng tác chiến” của lực lượng công an “giỏi nhất thế giới” khi để ba viên công an mò lên nóc nhà, rồi bị rơi xuống hố, bị thiêu chết thành than mà không có ai ứng cứu.

Báo chí truyền thông của CSVN còn miêu tả, ông Chức còn bảo ông Doanh đổ xăng từ can ra chậu, rồi tự tay bê đổ xuống hố, cứ 3-5 phút thì đổ xăng, châm lửa đốt một lần. Không khác gì động tác nướng chả thịt barbecue. Ấy thế mà không có một nhân chứng nào cho hành động vô cùng tàn ác này của ông Chức.

Tại tòa, ông Chức thừa nhận có ném lựu đạn nhưng không rút chốt vì chỉ mục đích dọa và có ném hai chai xăng rồi… không biết gì nữa. Với vết tích ám khói trên tường trong cái hố đó phù hợp với lời khai của ông Chức tại tòa. Vết ám khói trên tường chỉ tương đương với khoảng 2,3 chai xăng cháy gây ra.

Không có bất cứ ai nhìn thấy xác của ba người cảnh sát bị cho là chết cháy nhưng một đám ma rình rang được tổ chức tại nhà tang lễ quốc gia và có sự tham dự thăm viếng của cả ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng toàn bộ ban ngành Bộ Công an và thành phố Hà Nội. Những cuộc thăm hỏi, động viên của giới chức tới gia đình ba viên công an này cũng được truyền thông rầm rộ loan tải.

Tuy vậy, dựa trên tất cả hình ảnh có được, thật khó có thể nhận ra sự đau xót thực sự của thân nhân ba viên cảnh sát này. Cô vợ trẻ của một trong 3 viên công an tử vong (cũng đồng thời là một nữ công an) sau khi “thả” một dòng trên Facebook cá nhân “chồng ơi, ba ngàn quân sao lại là anh,” khiến cho bao người thương cảm. Nhưng chỉ ít bữa sau đó, người ta đã thấy cô nàng hừng hừng khí thế livestream để bán khẩu trang online mà không hề thấy có vẻ gì buồn đau cả. Quả thực, cô ta có một trái tim bằng thép.

Người viết bài này có một người cháu ruột là sỹ quan, công tác trong ngành công an Việt Nam, khi tôi hỏi về tất cả những yếu tố phi lý tới hoang đường trong vụ án này, cuối cùng chính cậu ta đã kể lại cho tôi câu chuyện cười “gấu nhận mình là …thỏ” như để thay cho câu trả lời.

Chuyện ba “liệt sĩ” ở vụ án Đồng Tâm bị những kẻ “khủng bố” thiêu chết khiến người viết liên tưởng tới câu chuyện “anh hùng  Lê Văn Tám.” Chính xác là có thêm tới ba anh hùng Lê Văn Tám ở câu chuyện này. Lê Văn Tám – một nhân vật hư cấu của ông cựu Bộ Trưởng Tuyên Truyền Trần Huy Liệu sáng tác, đã trở thành “lịch sử.”

Cũng giống như vô số các “anh hùng” khác trên đất nước này, họ đều là sản phẩm của hệ thống tuyên truyền. Nhưng thật không thể tin nổi rằng ngay ở thời đại thông tin hôm nay, những câu chuyện dối trá trắng trợn tương tự vẫn được nhà cầm quyền CSVN tiếp tục “sáng tạo,” nhằm “ngậm máu phun người,” ép những người dân tới đường cùng phản kháng, trở thành “kẻ khủng bố.”

Người đảng viên cộng sản kỳ cựu với 58 năm tuổi đảng Lê Đình Kình, cựu bí thư xã Đồng Tâm đã bị giết chết tàn bạo bởi chính những đảng viên cộng sản khác chỉ bởi vì ông ấy đã chọn sai “lề.” Ông đã đứng về “lề dân” chứ không đứng về “lề đảng.” Ông đã vì lợi ích của cộng đồng mà chống lại lợi ích của băng đảng.

Cả cuộc đời ông theo đảng, thế mà ông chưa hiểu đủ về “chuyên chính vô sản.” Và Đảng không những giết chết ông, mà còn phải giết thêm con cháu ông để xóa sạch tội ác và sự dối trá trắng trợn đê mạt này.

Đó là thứ “công lý” của quỉ dữ!

Tân Phong

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.