Vụ án Đồng Tâm và một ước mơ cho sáu mạng người…

Ông Lê Đình Công trong phiên xét xử sơ thẩm ở Hà Nội từ 7-14/9/2020 về vụ án ở xã Đồng Tâm. Ảnh: VOA chụp t
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (vụ án Đồng Tâm) đã tuyên án, theo đó, gia đình cụ Lê Đình Kình sẽ mất thêm hai thành viên nữa vì bị hệ thống tư pháp Việt Nam phạt tử hình, chưa kể một thành viên khác là thế hệ thứ ba của gia đình này sẽ bị giam giữ cho đến chết (chung thân)…

Trước đó, cuộc đột kích do công an Việt Nam thực hiện vào rạng sáng 9 tháng Giêng, 2020 đã làm bốn người mất mạng: Cụ Lê Đình Kình; Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động); Trung úy Dương Đức Hoàng Quân (Sĩ quan Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô); Thượng úy Phạm Công Huy (Sĩ quan Phòng Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội).

Việc ba sĩ quan công an tử nạn đã được sử dụng như lý do để xóa bỏ trách nhiệm của những cá nhân lập kế hoạch đột kích và ra lệnh thực hiện cuộc tấn công vừa càn rỡ so với luật pháp hiện hành tại Việt Nam, vừa bất cẩn và kém cỏi khiến ba thuộc cấp của họ uổng mạng, ba gia đình mất con, mất chồng, mất cha. Việc ba sĩ quan công an tử nạn còn được sử dụng để biện minh cho việc giết cụ Lê Đình Kình, khởi tố 29 công dân và giờ, hệ thống tư pháp quyết định giết thêm hai người nữa nhằm răn đe công chúng…

Nói cách khác, mấu chốt để xem xét – truy cứu trách nhiệm việc lập kế hoạch và ra lệnh đột kích vào Đồng Tâm, giết cụ Lê Đình Kình cũng như tống giam – truy cứu trách nhiệm hình sự của 29 cư dân ở Đồng Tâm nằm ở chỗ, vì sao ba sĩ quan công an tử nạn? Họ tử nạn do rớt xuống “hố kỹ thuật,” thi thể cháy thành than do trang bị mang theo bên người hay do con cái cụ Kình dùng xăng đốt họ? Trừ các viên chức hữu trách và hệ thống truyền thông chính thức, rất ít người tin vào cáo buộc của hệ thống tư pháp…

***

Đã có rất nhiều phân tích về những điểm phi pháp và phi lý liên quan đến “vụ án Đồng Tâm,” cũng đã có rất nhiều người, ở nhiều nơi kêu gọi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tôn trọng pháp luật, hành xử đúng đắn… Tuy nhiên diễn biến phiên xử sơ thẩm và nay, bản án sơ thẩm là bằng chứng mới nhất, rõ ràng nhất, cho thấy sự ngạo mạn của các viên chức hữu trách tại Việt Nam không có giới hạn, thường dân sẽ tiếp tục phải nhẫn nhịn, kể cả khi sự ngạo mạn này trở thành tàn bạo, thậm chí man rợ.

Hoạt động của hệ thống tư pháp (điều tra – giám sát, truy tố – xét xử) dựa vào nhiều yếu tố: Các qui định pháp luật, các nghiên cứu và thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học. Khi các qui định pháp luật tại Việt Nam vô giá trị, các hệ thống (chính trị, công quyền, tư pháp) hành xử vô đạo, có lẽ con đường duy nhất là cậy đến những chuyên gia chuyên nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học để giúp nhân loại bảo vệ và thực thi công lý bên ngoài Việt Nam.

Bởi hoạt động tư pháp, đặc biệt là điều tra luôn dựa vào rất nhiều lĩnh vực khoa học, gần như quốc gia nào cũng có những chuyên gia chuyên nghiên cứu, đúc kết, giảng dạy, hoặc trực tiếp ứng dụng đủ loại thành tựu khoa học vào kiểm tra – khám nghiệm hiện trường để tất cả các loại dấu vết (DNA, máu, đạn,…) đều có thể lên tiếng… Bởi số chuyên gia, số cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về Khoa học Hiện trường (Forensic Sciene) cả ở phạm vi quốc gia lẫn bình diện quốc tế không phải là ít… Bởi Forensic Science có những chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về Arson Forensic Science (Khoa học hiện trường cháy, nổ) và thành tựu của lĩnh vực này càng lúc càng đáng kể. Chẳng hạn vào thời điểm này, chỉ dựa vào tro, các vết cháy, có thể dễ dàng xác định nguyên nhân là thiên tai (chẳng hạn sét đánh gây ra cháy rừng,…), hay nhân họa và là cố ý (phóng hỏa), hoặc vô tình (hút thuốc rồi bất cẩn làm rừng cháy,…), rồi điểm phát cháy ở đâu…

Giờ là lúc người Việt ở khắp nơi nên tìm những chuyên gia ấy ngay trên quốc gia mà họ định cư. Do đặc điểm của các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật (ví dụ như Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms and Explosives – ATF – Cơ quan Đặc trách điều tra về Rượu, Thuốc, Vũ khí và chất nổ của Mỹ, nơi đảm nhận các cuộc điều tra có tầm vóc liên bang về cháy nổ), khả năng nhờ các Điều tra viên chuyên về cháy, nổ giúp thực nghiệm sẽ rất nhỏ vì họ chỉ có thể sử dụng phương tiện, công quỹ cho công vụ.

Nhờ các chuyên gia chuyên nghiên cứu về Arson Forensic Science hoặc đang giảng dạy về Arson Forensic Science cũng không phải là chuyện dễ làm khi họ phải dành thời gian, công sức cho công việc và gia đình của họ… Tuy nhiên tóm lược “vụ án Đồng Tâm,” xác định điểm mấu chốt của lối hành xử tàn bạo, man rợ này là sự kiện ba sĩ quan công an cháy thành than, kèm những bản ảnh chụp hiện trường như Giáo sư Hoàng Xuân Phú đã thực hiện (1) và nhấn mạnh yếu tố không chỉ có bốn người uổng mạng mà sẽ có thêm hai người nữa bị giết, hiện đang có hàng triệu người Việt đau lòng, phẫn nộ nhưng bất lực,… hi vọng các chuyên gia này sẽ nêu nhận xét của họ không phải là nhỏ.

Nhận định của các chuyên gia hàng đầu về Arson Forensic Science, lương tâm nghề nghiệp của họ cũng như sự trắc ẩn của họ đối với tính mạng, số phận của những đồng loại sẽ là nền cho một cuộc vận động lớn hơn. Đó có thể là khuyến cáo của những tổ chức quốc tế The National Fire Protection Association (NFPA – Hiệp hội Phòng ngừa Hỏa tai [2]), The International Association of Arson Investigators (IAAI – Hiệp hội Điều tra viên về cháy, nổ Quốc tế [3]), nơi tập hợp các chuyên gia về Arson Forensic Science về Kết luận Điều tra, Cáo trạng, Bản án phản khoa học, phi nhân trong “vụ án Đồng Tâm.”

Đó còn có thể là căn cứ để chính phủ nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đòi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam phải hành động như đã từng cam kết nhiều lần với cộng đồng quốc tế về “thăng tiến nhân quyền.”

Nếu người Việt ở khắp nơi cùng hành động, vận động được các chuyên gia về Arson Forensic Science (Khoa học hiện trường cháy, nổ) ở nhiều quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nhật, Nam Hàn,… Dù muốn hay không, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam cũng sẽ phải hành xử khác. Nếu đủ nỗ lực và nỗ lực đúng, giấc mơ nào cũng có thể thành hiện thực!

Trân Văn

Chú thích

(1) http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=ToiAcDongTam-20200211

(2) https://www.nfpa.org/

(3) https://www.firearson.com/

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.