Man rợ, bất nhân

Cuộc tập kích hàng ngàn quân giữa đêm và hai án tử oan khiên.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ vì một câu dọa sẽ giết chết mấy trăm người nếu bị tấn công và thế là nửa đêm xông vào nhà một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng, một cựu cán bộ xã để bắn giết, không hề khởi tố vụ án, không hề có lệnh khám nhà trước ấy. Đấy là vô pháp, lạm quyền.

Một vụ án 2 án tử hình, với 29 bị cáo mà vội vàng gói trong 3 ngày, bỏ qua yêu cầu về thực nghiệm hiện trường, hạn chế việc tiếp xúc với bị can tới tối đa, chứng cớ đưa ra thì mập mờ, vô lý. Một bản án đầy tính áp đặt của độc tài vậy mà truyền hình đưa tin là “nhân văn.” Đấy là kiểu nhân văn của sói đàn. Một sự nhân văn mồm mép bọc ngoài sự man rợ. Trong khi nhiều nước đã bỏ án tử hình.

Một ông già gần 60 tuổi đảng bị bắn chết ngay tại phòng ngủ, hai con bị tử hình, cháu nội bị án chung thân. Không khác nào tru di tam tộc. Không hề lấy yếu tố ông Kình là đồng chí lâu năm để giảm nhẹ hình phạt cho con cháu của ông. Đấy là man rợ, dã man chứ nhân văn gì?

Người chia sẻ thông tin trên mạng xã hội thì bị an ninh gọi lên ra lệnh không được đăng bài, chia sẻ thông tin về vụ Đồng Tâm cũng như các vụ việc khác ngược với thông tin của nhà nước. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu, sau nhiều lần sẽ bị truy tố. Bắt ký biên bản cam kết không nói sai với sự thật của nhà nước công bố rồi mới được về như vụ việc của anh Lê Nguyên Vỹ mới xảy ra hôm qua. Nếu “sự thật” của nhà nước công bố luôn đúng là sự thật thì xã hội này thực sự đã là thiên đường rồi.

Cả một hệ thống truyền thông gần 1.000 cơ quan báo đài đưa tin theo chỉ đạo mà vẫn chưa đủ sao? Vậy mà cứ tuyên bố Việt Nam có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ấy là “tự do” giả cầy.

Không đếm xỉa gì tới công luận. Chà đạp lên lương tâm con người. Ấy là bất nhân.

Các vị đang tự vẽ lên chân dung tàn ác của chính mình, tự các vị là “thế lực thù địch, phản động” của chính mình. Đừng chụp mũ đổ lỗi cho ai khác.

Không còn gì để nói, tức nghẹn lời!

Đoàn Bảo Châu

Nguồn: FB Chau Doan

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”