Ngày 30 tháng Tư

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

Giải phóng đích thực, giải phóng có giá trị lớn lao, thiết thực nhất phải là giải phóng con người, giải phóng tư duy, giải phóng sự sáng tạo của con người và giải phóng sức phát triển của xã hội.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 cả triệu người Việt Nam dù yêu nước cháy bỏng cũng phải bỏ nhà cửa, bỏ tài sản, bỏ cả mồ mả tổ tiên, bỏ nước ra đi trốn chạy những người nhân danh là người yêu nước nhưng chỉ biết có ý thức hệ cộng sản, trốn chạy những người mang chuyên chính vô sản sắt máu vay mượn từ nước ngoài về nô dịch cả dân tộc. Ngày 30 tháng tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là ngày giải phóng!

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam trở thành người tù trong những trại tập trung cải tạo, hàng triệu người thân của họ phải bỏ nhà cửa êm ấm, bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, lếch thếch đi lưu đày nơi đầu rừng cuối bãi hoang vu, khắc nghiệt với cái tên trá hình là đi xây dựng khu kinh tế mới.

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, nền công nghiệp non trẻ nhưng hiện đại, đầy sức sống và đang phát triển mạnh mẽ của miền Nam bị đánh sập. Những người chủ tài năng đã dựng nên cơ nghiệp cho gia đình, tạo ra nền công nghiệp tươi sáng cho đất nước phải giao nhà máy cho nhà nước cộng sản, giao tài sản mồ hôi nước mắt cho những cán bộ vô sản không có kiến thức kinh tế, không biết quản lí, điều hành sản xuất. Từ đó nhà máy hoạt động không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, sản xuất đình đốn, công nhân thất nghiệp. Sự dốt nát và vô trách nhiệm của những ông chủ vô sản đã tàn phá, xóa sổ cả một nền công nghiệp hiện đại đầy triển vọng rực rỡ của miền Nam.

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, người kinh doanh lớn không được hoạt động. Chỉ còn những người buôn bán cò con, mua đầu chợ bán cuối chợ. Không còn kinh tế thị trường, chỉ còn nền kinh tế tự cấp tự túc từ thời mông muội xa xưa. Nghề thủ công và nghề làm ruộng cần sự cần cù, chịu thương chịu khó và sự sáng tạo cùng kinh nghiệm cá nhân thì hai nghề này phải vào hợp tác xã, chịu sự quản lí của cán bộ cộng sản quan liêu, tham nhũng và thành quả lao động bị mang chia đều, bình quân, làm cho người sản xuất không còn gắn bó với công việc, không còn cần đến sự cần cù, sáng tạo nữa. Miền Nam từ vựa lúa xuất khẩu gạo nay chính người làm ra hạt gạo cũng không có đủ gạo ăn. Người làm ra hạt gạo còn đói thì cả nước đương nhiên phải đói.

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, con người miền Nam bị quản lí theo chế độ nô dịch, nền sản xuất miền Nam bị tàn phá và kìm hãm thì không thể coi ngày 30 tháng tư là ngày giải phóng miền Nam.

Ngày 30 tháng tư hàng năm, tôi cùng hàng ngàn người Việt Nam nói tiếng nói trung thực đòi tự do dân chủ, đòi những giá trị làm người đã bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam đến bủa vây, giam cầm tại nhà thì ngày 30 tháng tư càng không thể là ngày giải phóng.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối ư? Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong lòng người. Từ 30 tháng tư năm 1975, người Việt Nam bị chia rẽ đau đớn và sâu sắc nhất chưa từng có trong lịch sử hiển hách bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam.

Ngay cả thời Pháp đô hộ Việt Nam với chính sách chia để trị, Pháp chia đất nước Việt Nam thành ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau thì người Việt Nam ở Bắc Kì và người Việt Nam ở Nam Kì vẫn thương yêu đùm bọc nhau trong tình cảm đồng bào ruột thịt. Câu ca dao thương yêu của ông bà từ ngàn xưa để lại vẫn được cả người Bắc Kì lẫn người Nam Kì mang ra dạy bảo con cháu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Từ khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời, văn hóa yêu thương của ông bà để lại đã bị thay thế bằng văn hóa hận thù. Dân tộc Việt Nam yêu thương bị phân chia thành giai cấp đối kháng, phân chia thành trận tuyến ta – địch. Người dân bị đẩy vào cuộc đấu tranh giai cấp giả tạo mà đẫm máu và triền miên. Người dân nói tiếng nói yêu nước thương nòi mà động chạm đến tội của đảng cộng sản làm mất đất đai tổ tiên, động chạm đến tội của đảng cộng sản tước đoạt những giá trị làm người của người dân liền bị đảng cộng sản cầm quyền đẩy sang thế lực thù địch và bị trừng trị tàn bạo bằng những điều luật đã giăng sẵn trong bộ luật hình sự của nhà nước cộng sản.

Pháp đô hộ chia nước ta thành ba kì chỉ là vạch ranh giới trong không gian, chia địa lí hành chính trên giấy tờ. Đảng cộng sản chia dân tộc Việt Nam thành giai cấp đối kháng là chia rẽ trong lòng dân tộc, chia rẽ, li tán trong lòng người. Đặc biệt từ 30 tháng tư năm 1975 sự chia rẽ này càng độc ác, man rợ khi chuyên chính vô sản, hận thù giai cấp đã ào ạt, quyết liệt tước đoạt tự do, tước đoạt mạng sống của hàng triệu người dân miền Nam ở tầng lớp tinh hoa, những trí thức, những nhà chính trị, những quan chức nhà nước và sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Từ 30 tháng tư năm 1975, chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp đã làm cho người Việt hận thù người Việt sâu sắc, hàng triệu người Việt yêu nước thương nòi bị đẩy sang thế lực thù địch và hàng triệu người Việt yêu nước phải bỏ nước ra đi đã coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày quốc hận thì làm sao có thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất lòng người.

Chia rẽ, li tán làm cho dân tộc Việt Nam suy yếu. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam là nhà cầm quyền bành trướng Đại Hán liền nhân cơ hội cướp hàng ngàn kilomet vuông đất biên cương của Việt Nam, cướp cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì không thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối như sự khoa trương, lấp liếm của bộ máy tuyên truyền nhà nước cổng sản Việt Nam.

Ngày 30 tháng tư hàng năm những người cộng sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam, đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác, li tán cả dân tộc Việt Nam. Còn những người Việt Nam chân chính phải nhận lấy nỗi buồn lịch sử, phải nhận lấy trách nhiệm lịch sử: Đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi nô dịch cộng sản và giành lại những mảnh đất thiêng liêng của tổ tiên người Việt đã bị mất mát, sang nhượng cho bành trướng Đại Hán dưới thời cộng sản.

Nguồn: FB Phạm Đình Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.