Ngày Nhân Quyền: Thế giới, hãy ủng hộ chúng tôi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 2008 tôi có viết bài thơ “Hiệu ứng”. Bài thơ này hồi đó được một số trang mạng đăng tải;

“Dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn…”
Dù phải đẩy hàng triệu con dân vào lửa
Dù phải gì gì chăng nữa
Người ta đã vẫn làm
Biến đất nước này thành một trại giam
Gông cùm toàn dân tộc…

Trong một buổi hỏi cung, tên trung tá công an điều tra an ninh thành phố Hà nội Trần văn Thiết rút bài thơ trên mạng xuống đặt trên bàn hất hàm hỏi tôi:

– Mày nghĩ thế nào mà dám viết bài thơ này?

– Đây là một thực tế! Tôi trả lời.

– Xã hội ta tốt đẹp và ưu việt mà mày cho là một trại giam sao?

– Thưa cán bộ, trong thời thuộc Pháp, tôi chỉ nghe nói ở nước ta có mấy cái nhà tù như Hỏa lò, Lào cay, Lao bảo, Buôn ma thuột, Côn đảo. Vậy mà cha anh ta đã coi đó là sự kềm kẹp ghê gớm lắm nên quyết vùng lên làm cách mạng. Còn xã hội ta bây giờ thì sao? Gần cả trăm trại tạm giam khắc nghiệt như thế này trải khắp nước, rồi hệ thống trại giam khổng lồ của cục V26 cũng thế. Đấy là chưa kể trại giam của các quân khu, các quận huyện, các trại cải tạo lao động, phục hồi nhân phẩm, cai nghiện vv và vv. Chứng tỏ nó hà khắc hơn chế độ thực dân gấp nhiều lần. Nói là chế độ ta tốt đẹp và ưu việt sao đầy rẫy nhà tù, trại giam như vậy? Đề nghị cán bộ giải thích giùm tôi.

Trước những thực tế tôi nêu ra, tên trung tá Thiết cứng họng. Hắn nổi quạu nói cùn:

– Không có trại giam, nhà tù thì lấy chỗ đâu mà nhốt những đứa như mày…

Âm mưu định đưa bài thơ “Hiệu ứng” để ghép tội tôi của hắn đã thất bại. Nhưng tôi biết hắn rất cay cú. Thể nào hắn cũng tìm cách chơi “trò bẩn” với tôi. Bản chất của lũ võ biền này là thế. Mấy hôm sau tôi bị nó đánh ngay trong buồng hỏi cung. Hắn còn xui bọn quản giáo hành hạ tôi nữa. Mặc dù vậy, tôi vẫn kiên quyết không nhận tội. Mà thực tình tôi có tội gì đâu để nhận. Qua chuyện này tôi chỉ nhận thấy quyền con người ở Việt Nam bị xâm phạm ghê gớm. Có thể nói là rất nghiêm trọng xẩy ra thường xuyên trong các trại tạm giam.

Theo luật pháp Việt Nam quy định thì không ai được xem là có tội khi chưa có quyết định tuyên án của tòa. Hiển nhiên phần đông những người bị bắt vào trại tạm giam vẫn còn quyền công dân. Nếu đúng nghĩa thì họ bị bắt vào đây để phục vụ công tác điều tra. Nhưng họ đã bị đối xử tệ hơn so với cả súc vật. Ngành công an coi đây là biện pháp răn đe nên họ không từ một thủ đoạn vô nhân tính nào đem ra áp dụng với người bị bắt. Trong “vùng cấm” chỉ nhốt có sư tử và bò thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Khủng khiếp và khủng khiếp quá đi mất… Quy định của luật pháp Việt Nam đã trở thành một thứ nước sơn lòe loẹt bị bong ra gớm ghiếc trước hiện thực phũ phàng. Còn hơn cả sự mai mỉa…

Bữa cơm của những công dân bị bắt chỉ có dăm cọng rau muống già lẫn sâu nấu với nước ô nhiểm hôi rình. Mỗi ngày có thêm dăm sáu mẩu đậu phụ to bằng đầu ngón tay út mốc xì nấu với chút nước muối nhờ nhờ để làm nước chấm. Những bữa ăn như thế kéo dài tới hơn nửa năm.Sau đó được thay bằng mấy mảnh lá cải bắp lều bều khi rau muống hết mùa. Buồng giam họ rộng chừng bảy mét vuông, đôi khi nhốt tới bốn năm người. Mỗi buồng chỉ chừa ra một khuôn cửa gió chừng 150 cm2. Một bể đựng nước chỉ đủ cho hai người tắm qua quýt. Ống nước xả nối chung với ống bể phốt nên trong buồng hôi thối nồng nặc. Nhất là những hôm trời chuyển mưa thì không khí trong buồng ngột ngạt không thể tưởng tượng nổi. Đã vậy cứ ít hôm trại lại cho người đến phun hóa chất diệt thứ gì đấy. Mọi người bị tống vào buồng nhốt kín sau khi phun xong, ai cũng phải lấy khăn tay thấm nước bịt lên miệng mũi mới thở được. Hàng năm trời công dân bị bắt phải sống trong điều kiện như thế. Cũng hàng năm trời công dân bị bắt không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. người có thể trạng tốt đến mấy vào chốn này chỉ một thời gian ngắn thôi là phát bệnh. Bị bệnh mà gọi cấp cứu là được quản giáo cho ăn đòn thêm, gót giày và dùi cui nện thẳng cánh là hai món sở trường quản giáo thường ban cho những công dân bị bắt gọi cấp cứu hoặc buồn quá buột miệng nói, hát một câu gì đấy. Kinh nghiệm của các công dân bị bắt vào đây là phải tập quên đi chức phận con người, biến mình thành một con vật gì đấy sống theo bản năng thì may ra… tồn tại để làm minh chứng cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Mỗi trại tạm giam thường xuyên có từ 600 đến1000 công dân bị giam giữ. Chúng ta thử làm một phép tính nhân với cả trăm trại tạm giam trong cả nước thì con số sẽ là bao nhiêu? Nếu cộng cả các trại giam trá hình như phục hồi nhân phẩm, giáo dưỡng, cai nghiện… và các trại giam giữ quận huyện thì con số công dân bị hành hạ phải lên tới hàng triệu người mỗi ngày. Ở đây không tính tới những người bị giam trong hệ thống nhà tù khổng lồ của cục v26 mà bây giờ gọi là cục 8 thuộc bộ công an. Không ít người bị giam trong hệ thống này phải chịu oan ức. Nhất là các nhà đấu tranh dân chủ, những người bất đồng chính kiến hoặc những người yêu nước phản đối giặc tàu… Có người nói: “Mỗi công dân Việt Nam là một tù nhân dự khuyết của chế độ” quả thật không sai. Nhưng đúng hơn là cả dân tộc dân tộc này đang bị gông cùm như bài thơ “Hiệu ứng” mà tôi đã viết.

Ai cũng biết nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tước đoạt hết quyền tự do, dân chủ của cả dân tộc suốt mấy chục năm qua. Những quy định ghi trong hiến pháp như điều 69 hoặc trong một số điều khác nghe có vẻ tốt đẹp nhưng chỉ là thứ bánh vẽ. Vì những điều này chưa bao giờ được thực thi trong cuộc sống. Nó chỉ là cái bình phong che đậy tội ác của nhà cầm quyền trước dư luận trong nước và quốc tế.

Nếu như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không ký cam kết vào bản tuyên ngôn nhân quyền thế giới thì tôi chẳng viết bài này để làm gì. Bởi tôi hiểu dã tâm kẻ cướp không bao giở bỏ vào tai những lời hay lẽ phải của người bị cướp. Nhưng trước thực trạng họ “Nói một đàng, làm một nẻo” và xót xa cho thân phận người dân nước Việt trong đó có cả bản thân đang bị chà đạp nhân quyền nghiêm trọng nên phải lên tiếng. Tôi nêu ra một thực tế mắt thấy tai nghe và bản thân đã từng trải qua mà nhà cầm quyền không thể chối cãi. Rất mong được sự chia sẻ của cộng đồng quốc tế nhân ngày nhân quyền thế giới với dân tộc và đất nước chúng tôi. Đừng và đừng bao giờ bị nhà cầm quyền Việt Nam lừa dối nữa. Hãy ủng hộ chúng tôi đấu tranh đòi lại những quyền căn bản của con người mà tạo hóa đã ban.

T.Đ.T.
Nhân ngày quốc tế nhân quyền 10/12/2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.