Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 2010: ’Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 8 tháng 3 năm là Ngày Phụ Nữ Quốc Tế được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới với chủ đề: “Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người” (Equal rights, equal opportunities: Progress for all). Đây là ngày phụ nữ khắp thế giới họp nhau lại, trong khuôn khổ của mỗi địa phương, để tạo nhịp cầu giữa các quốc gia nhằm đòi hỏi hòa bình và cơ hội phát triển. Đây cũng là dịp để mọi người, không phân biệt chủng tộc, quốc gia, tuổi tác và giới tính, ngồi lại với nhau trong tình đoàn kết, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó mỗi người, không phân biệt nam hay nữ, đều có cơ hội phát triển đồng đều về phương diện giáo dục, kinh tế, nghề nghiệp. Tổ chức Phụ Nữ Quốc Tế loan báo sẽ tổ chức đồng loạt cùng ngày, ngoài hai địa điểm chính là New York và London, tại khắp nơi trên thế giới các buổi sinh hoạt gọi là Bắc Một Nhịp Cầu, http://www.womenforwomen.org/bridge/attend-bridge-event.php

Lịch sử Ngày Phụ Nữ Quốc Tế

Ngày Phụ Nữ Quốc Tế thành hình vào đầu thế kỷ 20 tại Bắc Mỹ và Âu châu và là kết quả của những hoạt động của các phong trào thợ thuyền nhằm cải thiện môi trường làm việc. Tại Mỹ, Ngày Phụ Nữ Quốc Gia đầu tiên được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909, để vinh danh cuộc đình công của các thợ may phụ nữ đã diễn ra cùng ngày năm trước đó tại New York, khi các bà biểu tình phản đối điều kiện làm việc thiếu an toàn. Tới năm 1910, nhóm Xã hội Quốc tế họp tại Copenhagen thành lập Ngày Phụ Nữ để vinh danh phong trào phụ nữ đòi quyền sống và xây dựng nền tảng cho cuộc tranh đấu đòi quyền đầu phiếu (universal suffrage) cho phụ nữ, và được các đại biểu của khoảng 100 phụ nữ đến từ 17 quốc gia chấp thuận.

Năm sau, 1911, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 3, có sự tham dự của đại biểu của Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, với sự hiện diện của hơn một triệu người của cả hai phái nam và nữ trong các cuộc diễn hành tại nhiều nước. Ngoài việc đòi quyền đầu phiếu, họ cũng còn đòi quyền có công ăn việc làm, quyền được huấn luyện trong các ngành nghề và sự chấm dứt kỳ thị tại nơi làm việc.

Vào năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã dành ra nguyên năm, gọi là Năm Phụ Nữ Quốc Tế, và chọn ngày 8 tháng 3 hàng năm làm Ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Hội đồng LHQ chính thức ban hành quyết định thành lập Ngày Nữ Quyền và Hoà Bình Thế Giới (United Nations Day for Women’s Rights and International Peace). Tại một số quốc gia, như Nga, Ukraine, Armenia, chẳng hạn, còn coi ngày 8 tháng 3 này là một ngày lễ chính thức nữa.

Theo đó, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế là dịp để mọi người quan tâm ngồi lại với nhau, ở mỗi địa phương thuộc quốc gia mình, để cùng nhau nhìn lại những chặng đường đã qua, và những kết quả đã gặt được và cả các thiếu xót. Song quan trọng hơn cả, là để cùng nhìn về phía trước, tới những tiềm năng chưa được phát triển và những cơ hội chờ đón các thế hệ nữ giới tương lai. Bởi vì mặc dù chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, nhưng đa số phụ nữ vẫn chưa có được cơ hội học vấn và kinh tế để có được một đời sống tự lập và đầy đủ cho bản thân, gia đình và con cái. Có những người con gái, điển hình là trong xã hội Việt Nam hiện nay, đã phải bán thân hoặc nhận kết hôn với những người đàn ông Đại Hàn hay Đài Loan, để có tiền nuôi gia đình, không khác nhân vật Thúy Kiều của trên 200 năm về trước trong thời phong kiến.

Theo một thống kê của Liên Hiệp Quốc, thì:

– Trong số 1.3 tỉ người nghèo trên thế giới, khoảng 70 phần trăm là phụ nữ;

– Từ 70 tới 80 phần trăm trong số 27 triệu người tị nạn là đàn bà và trẻ em;

– Đa số phụ nữ kiếm trung bình khoảng ba phần tư tiền lương của đàn ông;

– Tại phần lớn các quốc gia đàn bà làm việc gấp đôi thời gian không có lương so với đàn ông;

– Đàn bà chiếm khoảng 46.7 lực lượng công nhân;

– Đàn bà tại vùng quê các nước chậm phát triển sản xuất 55 phần trăm nông phẩm;

– Có khoảng 20 triệu vụ phá thai bất an toàn hàng năm, làm thiệt mạng khoảng 70 ngàn phụ nữ; và khoảng trên nửa triệu phụ nữ thiệt mạng hàng năm hậu quả của mang thai và sinh nở;

– Trong số khỏang 1 tỉ người thất học, phụ nữ chiếm tới hai phần ba;

– Hai phần ba trong số 130 triệu trẻ em trên thế giới không được đi học là các bé gái.

Tóm lại, vấn đề người phụ nữ từ 99 năm qua, kể từ năm 1911 là năm Ngày Phụ Nữ Quốc Tế đầu tiên được tổ chức, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bực tại một số quốc gia, đặc biệt phương Tây, song vẫn còn nhiều nơi cần cải thiện. Điều khó khăn nhất vẫn là làm thế nào để vượt lên khỏi những thành kiến và các thói quen xã hội, tập quán bảo thủ, kể cả những lề thói đã được đưa vào bộ luật quốc gia, như tại một số nước theo đạo Hồi (luật Sharia).

Từ nhiều năm trở lại đây, nhờ phương tiện Internet, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế đã được tổ chức khá quy mô và phổ biến rộng rãi. Năm nay, ngoài hai sinh hoạt chính tại New York và London, tổ chức Ngày Phụ Nữ Quốc Tế đồng thời cũng thông báo về hàng trăm chương trình tại các nơi trên thế giới. Bạn đọc có thể vô Google.com, dùng keywords “International Women’s Day 2010 events” để tìm chương trình tại quốc gia và thành phố hoặc vùng phụ cận gần nơi mình cư ngụ để theo giõi hoặc tham dự.

Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, cũng là ngày Lễ Hai Bà Trưng, ở Việt Nam

“Tôi muốn cuỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không chịu cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta.”

Tại Nam Việt Nam, ngay từ cuối thập niên 1950, người Việt đã mừng ngày đặc biệt này rất long trọng, không những để kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc Tế mà còn để vinh danh phụ nữ Việt, đặc biệt các vị nữ anh hùng dân tộc. Tháng 3 lại thường là tháng trong đó có ngày 6 tháng 2 âm lịch, là ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai vị đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa vào giữa thế kỷ thứ nhất (40-43), và đã thành công trong việc đánh đuổi quân Tầu, xưng vương và trị vì được ba năm (40-43). Do đấy, dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, người Việt mừng cả hai dịp lễ. Hiện Southeast Asia Archive thuộc Đại học UC Irvine, California, còn lưu giữ một bộ hình đen trắng gồm 24 tấm, tựa là “Photograph Album of International Women’s Day Parade in Saigon, Vietnam, 1959”, mang số MS-SEA024, ghi lại những sinh hoạt này.

Và truyền thống này đã được tiếp tục nuôi dưỡng tại hải ngoại từ sau 1975, mặc dù trong khuôn khổ thu hẹp hơn, và đã hẳn là thiếu đôi voi để hai nữ sinh đóng vai Hai Bà ngự. Dù thế, những buổi đại lễ ấy, điển hình là các sinh hoạt của Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương tai Nam California, cho thấy người phụ nữ Việt hải ngoại tiếp tục nuôi dưỡng truyền thống của người đàn bà Việt nguyên thủy trước khi xã hội Việt Nam bị Tầu cai trị và áp đặt chế độ xã hội trọng nam khinh nữ của họ lên ta.

Nói tới Hai Bà Trưng thì không thể không nói một vị nữ anh hùng khác của Việt Nam, đó là Bà Triệu, người có câu nói bất hủ vào năm 248 (trên 200 năm sau khi người Việt bị Trung Quốc đô hộ sau vụ thất trận của hai Bà Trưng), trước khi chính bà phất cờ khởi nghĩa nhưng đã bị thất bại: “Tôi muốn cuỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không chịu cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta.”

Mừng Ngày Phụ Nữ Quốc Tế và Lễ Hai Bà Trưng, không quên các phụ nữ Việt đang bị cầm tù vì tranh đấu cho tự do dân chủ

Phụ nữ nói chung, và phụ nữ Việt nói riêng, theo tôi, có rất nhiều tiềm năng, chỉ cần môi trường thuận tiện là sẽ nẩy nở và phát triển. Gần đây, tại hải ngoại, không thiếu những người nữ Việt đã thành công trên thương trường, trên đường học vấn, trong các ngành nghề chuyên môn, và cả trong quân đội.

Trước họ, là những bà mẹ, bà vợ đã một mình gánh vác việc gia đình, kể cả mưu sinh, trong những năm cha, chồng, con phải lo việc binh đao bảo vệ phần đất tự do Miền Nam. Rồi khi tan hàng, bị thua trận, họ đã nhẫn nhục đi thăm nuôi cha, chồng, con bị giam cầm trong các trại tù cộng sản, hoặc nếu thoát thân được ra hải ngoại, đã nuôi dậy một đàn con – nhiều người nay đã thành đạt, đang đóng góp tích cực cho quê hương thứ hai, vừa trả ơn cho xứ sở đã mở cửa đón họ vào, vừa làm rạng danh cho cộng đồng người Việt. Tôi muốn nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế này, gửi tới họ niềm cảm mến chân thành.

Và đặc biệt hơn cả, tôi cũng xin vinh danh những con cháu của các Bà Trưng, Triệu hiện đang bị giam cầm trong ngục tù cộng sản vì đã tranh đấu cho tự do dân chủ của đất nước, dân tộc. Đó là nữ luật sư Lê thị Công Nhân, 31 tuổi, bị án tù ba năm và bị giam từ tháng 3, 2007 (khi bài này in báo, có lẽ cô đã mãn hạn tù), vì đã phổ biến tài liệu chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành xử độc tài đối với các người bất đồng chính kiến với chế độ dù họ đã đấu tranh trong ôn hoà.

Đó là cô Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi, người đã bị bắt, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản thúc, bị giam từ tháng 9, 2008, vì đã viết bài phổ biến trên Internet vận động chống tham nhũng và đòi quyền biểu tình ôn hoà. Đó là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, một thành viên danh dự của Văn Bút Quốc Tế (PEN), 46 tuổi, người đã từng đấu tranh chống tham nhũng, đã bị kết bị án ba năm tù vì đã bị côn đồ do công tan bảo hộ vây đánh và sau đó vu cáo cho bà tội đả thương người khác. Bà Thủy bị bắt giam từ tháng 10, 2009 trên đường đi đến dự phiên toà xét xử các nhà bất đồng chính kiến khác. Xin cầu chúc quý cô, bà chân vững cứng đá mềm.

Mong rằng năm tới, khi chúng ta mừng 100 năm Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, tình thế đất nước sẽ đổi khác, để mọi người trong và ngoài nước có thể tiếp tay xây dựng một Việt Nam sẽ không còn phải hổ thẹn cúi đầu trước cộng đồng thế giới vì sự thối nát, tham lam, tha hoá, vô nhân cách của chế độ hiện hữu. (TD, 02/2010)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.