NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 5.3 kb

Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai gây ra bởi chủ thuyết quốc gia cực đoan, kỳ thị chủng tộc, và tham vọng thống trị thế giới, giết hại hàng chục triệu người, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc bao gồm 51 quốc gia sáng lập đã chính thức ra đời ngày 24/10/1945. Mục đích của Liên Hiệp Quốc là đoàn kết các dân tộc để bảo vệ hòa bình, phát triển, trên những nguyên tắc công bằng, nhân phẩm và hạnh phúc cho mọi con người. Nhằm phòng ngừa sự tái diễn của thảm họa một chủ thuyết đầy đọa con người và cũng đồng thời nhằm chấm dứt chế độ thuộc địa vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, vào ngày 10/12/1948, tại điện Chaillot, Paris, thủ đô nước Pháp, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ký kết và phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. Năm 1950, nhân kỷ niệm 2 năm ngày công bố Bản Tuyên Ngôn Quóc tế Nhân Quyền, Đại Hội Dồng LHQ đã kêu gọi các quốc gia thành viên, lúc đó đã lên đến con số 60, lấy ngày 10/12 mỗi năm làm NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN.

JPEG - 6 kb

Từ đó đến nay, mỗi năm người ta kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân Quyền vào ngày 10/12. Đưa ra ý niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền là để nhắc nhở mọi người sống trên Trái Đất này đều có quyền bình đẳng hưởng những tự do căn bản. Nó cũng là dịp để những ai chưa có đủ các quyền tự do căn bản đó, có dịp đấu tranh đòi hỏi. Nó còn là dịp để các quốc gia đẩy mạnh những nỗ lực tôn trọng và thực thi các nhân quyền và dân quyền được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nhưng thực tế cho thấy, số người trên thế giới không biết đến ngày Quốc Tế Nhân Quyền không phải là ít. Có thể có hai thành phần quần chúng không để ý gì đến ngày này và cũng không biết đó là ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Thành phần thứ nhất sống ở trong những nước dân chủ, tiến bộ, nơi hầu hết các quyền tự do căn bản của con người đề được tôn trọng và được hiến pháp, luật pháp bảo đảm thực hiện. Nhân quyền, đối với họ là điều tự nhiên. Từ lúc họ sinh ra cho đến khi họ lìa đời, họ sống và sinh hoạt trong một môi trường đầy đủ nhân quyền. Nhân quyền không còn là mối ưu tư của họ. Vì thế cho nên họ không để ý đến Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Thành phần thứ hai không biết đến Ngày Quốc tế Nhân Quyền là những người sống trong những chế độ độc tài. Trước hết, chính những người cầm quyền bưng bít không cho người dân biết những quyền tự do căn bản của mình. Thậm chí, người dân không hề biết được nội dung Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trong lúc đó, họ tuyên truyền và mô tả Nhân Quyền một cách sai lạc để người dân đang bị chà đạp Nhân Quyền mà cứ tưởng mình đang có Nhân Quyền. Về phía nhân dân thì vì bị bưng bít thông tin, vì bị cấm đoán, vì bị tuyên truyền lừa dối nên không có ý thức gì về Nhân Quyền và cũng không dám đòi hỏi, nói gì biết đến Ngày Quốc Tế Nhân Quyền?

Tình trạng này đã và còn đang diễn ra tại Việt Nam dưới chế độ độc tài cộng sản. Tuy CSVN đã gia nhập Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, tuy họ ghi trên hiến pháp của họ những Nhân Quyền và Dân Quyền dựa theo tinh thần Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, nhưng thực sự người dân không hề được hưởng bất cứ một quyền tự do nào ghi trên hiến pháp. Thực tế này đã được thế giới biết rất rõ và CSVN luôn bị khuyến cáo phải tôn trọng Nhân Quyền. Tất cả các chính khách kể cả nguyên thủ các quốc gia Tây Phương tới công du Việt Nam đã nêu thẳng vấn đề này với tập đoàn lãnh đạo chóp bu của CSVN. Nhưng CSVN vẫn biện bác là Việt Nam khác với các nước khác. Luận điệu này hoàn toàn mang tính ngoan cố. Hồi năm 2003 khi áp lực về Nhân Quyền của thế giới lên chế độ CSVN lên đến mức cao độ, qua tờ báo Nhân Dân ngày 2/8/2003, họ đã cho đăng một bài gọi là ‘Điều ra giá trị : Đánh giá cao dân chủ và quyền con người ở Việt Nam’ . Trong bài này, họ đã lập lờ đánh lận con đen với câu: ‘Dân chủ và quyền con người gắn liền với giải phóng dân tộc khỏi chế độ thuộc địa nửa phong kiến, thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới’ . Bây giờ ai cũng thấy rõ, cộng sản cướp chính quyền không nhằm mục đích đem lại cho dân Nhân Quyền, tự do và cho đất nước một nền dân chủ thực sự. Họ cướp chính quyền để thiết lập chế độ chuyên chính vô sản. Đã nói đến chuyên chính, tức là không hề có tự do của con người. Ngày nay, nhiều người đã thấy rõ dân chúng tại Việt Nam còn cực khổ hơn dưới thời thuộc địa.

Ngày Quốc tế Nhân Quyền năm nay, cũng như mọi năm, trên toàn thế giới, các cộng đồng người Việt hải ngoại đã tổ chức những buổi hội thảo, xuống đường, biểu tình để nói lên với thế giới rằng ở Việt Nam hiện nay không có tự do, Nhân Quyền bị chà đạp, đặc biệt là là quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn vv… Đáng chú ý là năm nay, trong các cuộc biểu tình đã có lời phát biểu của những nhà dân chủ trong nước, nhân chứng sống cuả sự chà đạp Nhân Quyền tại Việt Nam. Chúng ta thán phục lòng quả cảm của các vị đó, đồng thời nỗ lực hỗ trợ họ trong công cuộc đấu tranh cho Dân Chủ Nhân Quyền tại quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.