Nghệ An: xét xử chưa “diễn” ra, đã công khai vi phạm pháp luật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

17-09-2017

Để chuẩn bị cho cái gọi là “phiên tòa công khai” xét xử sơ thẩm cựu Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Văn Oai dự kiến “diễn” ra vào ngày 18/9/2017 này, nhà cầm quyền Nghệ An đã “công khai” vi phạm pháp luật khi ra văn bản chỉ đạo “cấm đường” ngăn cản người dân đến tham dự “phiên tòa xét xử” gọi trên giấy tờ là “công khai”. Nhà cầm quyền Nghệ An còn sợ sệt đến mức: “yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện nghiêm túc. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để chỉ đạo”.

Hành vi ra văn bản “cấm đường để phục vụ phiên tòa” của UBND Nghệ An là trái phép, thể hiện thế yếu, hèn hạ…và công khai xem nhân dân là “kẻ thù”.

Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp và Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự qui định việc xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự. Quyết định đưa vụ án ra xét xử đã công bố: phiên tòa xét xử công khai. Lẽ vậy, ngay khi chưa xét xử, bằng văn bản “cấm đường…” nhà cầm quyền Nghệ An đã “công khai” vi phạm pháp luật, coi thường Quyết định của tòa án. Hành vi vi phạm công khai này được UBND Nghệ An khẳng định là để “phục vụ cho Tòa án”; không rõ tòa án có “nói một đàng, làm một nẻo” hay không, khi vừa tuyên bố công khai, vừa yêu cầu UBND “phục vụ” cấm đường? Nếu không, tòa án cần có văn bản khẩn cấp từ chối sự “phục vụ” của UBND, yêu cầu UBND thu hồi văn bản trái pháp luật, nhổ thẳng mặt tòa án như này. Điều đáng ngạc nhiên là hành vi trắng trợn công khai vi phạm pháp luật “phạm tội nhiều lần; có tổ chức…” của nhà cầm quyền như vậy, nhưng chưa hề thấy các cơ quan xưng tụng là “đại diện nhân dân”, “bảo vệ pháp luật” như Quốc hội, Viện kiểm sát, Mặt trận tổ quốc, Liên đoàn Luật sư… lên tiếng? Điều này càng cho thấy nền “dân chủ giả hiệu” cũng càng ngày càng trơ trẽn, công khai!

Điều nghịch lý, hèn hạ là đối với những vụ án “giết người hàng loạt, dã man” như vụ án ở Bình Phước; hay những “đại án” tình, tiền Nga- Mỹ; tham nhũng hàng loạt như các vụ án ở ngân hàng gần đây, lại được xét xử thực sự công khai, xét xử lưu động để có nhiều người tham dự, với truyền thông theo dõi thông tin hàng giờ, đến tận chi tiết nhỏ nhất như chiếc áo mặc của Nga? Nhưng đối với các vụ án “xét xử công khai” các tù nhân lương tâm thì lại phải “cấm đường”, xử “bán công khai” với những thành phần được chọn lọc… Mục đích xử “công khai” như nhà cầm quyền vẫn rêu rao là “nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe và phòng ngừa tội phạm”… đã không được đem ra thi thố trong các phiên tòa xét xử “công khai” các tù nhân lương tâm. Phải chăng họ sợ “quần chúng nhân dân” phát hiện sự dối trá, kết tội oan sai… và lại học tập, làm theo tấm gương đấu tranh “vì nước- vì dân” của những tù nhân lương tâm! Điều này diễn ra trên thực tế, khi – bất chấp khủng bố, đe dọa- người dân vẫn tìm đến gần phiên tòa, giương cao khẩu hiệu “…vô tội”.

Các phiên tòa “công khai” xét xử các tù nhân lương tâm như LS Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… được nhà cầm quyền “diễn” ra với lực lượng công an trang bị tận răng, an ninh trá hình, côn đồ tự phát, xe phá sóng, hàng rào barier… sẵn sàng hành hung, khủng bố, bạo lực ngay cả người thân ruột thịt, con cái nhỏ của các TNLT, các nhà hoạt động dân chủ, phóng viên, các nhà ngoại giao, quan sát quốc tế… và được chuẩn bị công phu từ trước khi “diễn” ra như phiên tòa “công khai” này… cho thấy nhà cầm quyền đang ở thế yếu, mất chính nghĩa và mất niềm tin từ nhân dân.

Người dân tự hỏi, với những tội danh qui kết cho cựu TNLT Nguyễn Văn Oai là “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành án quản chế” chỉ là những tội thường phạm, với mức án cao nhất, đụng khung chỉ là 7 năm tù, thế sao cả hệ thống cầm quyền lại sợ sệt một thanh niên nhỏ bé Nguyễn Văn Oai hơn cả những “đại gia” tham nhũng, tội phạm “khét tiếng”… đối diện mức án “chung thân, tử hình”? Chỉ có thể lý giải, nhà cầm quyền đang làm những việc phi pháp, gian trá, khuất trong tối tăm… nên sợ ánh sáng, công khai!

Pv. GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.