Nghị quyết xử lý tài sản bất minh cần Quốc hội một lần nữa bỏ phiếu

Các đại biểu quốc hội bấm nút trong một lần biểu quyết. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thanh tra Chính phủ mới đây đã tổ chức bốc thăm lựa chọn ra 67 cán bộ thuộc 9 bộ, ngành để xác minh tài sản thu nhập năm 2023.

Nói thẳng cho nhanh, đây không thể là biện pháp chống tham nhũng hiệu quả. Nói đúng hơn đây là màn biểu diễn phần ngọn tạo sóng trong một bộ phận Dân nhẹ dạ mà thôi.

Chỉ riêng việc Quốc hội (QH) khoá trước đa số đại biểu chống lại việc xử lý tịch thu tài sản bất minh của lãnh đạo các cấp, đủ thấy rằng hiện nay việc chống tham nhũng chưa là ý chí của QH, có nghĩa là chưa là quyết tâm sống còn của đảng cầm quyền, vì đa số đại biểu QH đại diện cho đảng.

QH mới với Chủ tịch Vương Đình Huệ chưa một lần đưa ra QH biểu quyết lại nghị quyết xử lý tài sản bất minh mà QH khoá trước đã làm ngơ kia.

Chính vì nghị quyết có tính pháp lý quan trọng ngăn chặn tham nhũng không được thông qua, dẫn đến công cuộc chống tham nhũng khó mà thành công.

Chỉ cần buộc cán bộ từ tổng bí thư trở xuống phải kê khai tài sản của mình và tài sản của vợ con, người thân của mình hàng năm. Cứ tài sản nào bất minh, không rõ nguồn gốc hợp pháp là bị tịch thu, đồng thời bị phạt gấp đôi, thì tiền của Dân bị ăn cắp thất thoát thu về cho quốc gia sẽ vô cùng lớn. Và chắc chắn tệ tham nhũng, ăn cắp, thu lợi bất chính sẽ được hạn chế tối đa.

Gã nghĩ QH khoá này vì Dân tộc cần phải đưa nghị quyết xử lý tài sản bất minh ra bỏ phiếu.

Nếu nghị quyết này được QH thông qua thì người Dân mới thực sự tin đảng cầm quyền do ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo thực tâm chống tham nhũng.

Còn không thì… lại tiếp tục các “màn diễn” kiểu như “bốc thăm may rủi” của Thanh tra Chính phủ mà thôi…

Lưu Trọng Văn

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Biển cả. Ảnh: Getty Images

Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?

Gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km² đại dương, được gọi là “biển cả,” nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Những khu vực này dễ bị tàn phá bởi các nhà nước, doanh nghiệp và tội phạm.

Vào ngày 4/3, các nhà đàm phán tại LHQ đã đồng ý về hiệp ước quốc tế đầu tiên để bảo vệ vùng biển cả. Hiệp ước này có thể đạt được những gì?

Nhà hoạt động Peter Lâm Bùi (ảnh trái) bị công an Đà Nẵng bắt và truy tố với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" hôm 7/9/2022. Ảnh: FB Lê Quốc Quân

Lần đầu tiên hay lần cuối cùng?

Sau nhiều năm hành nghề luật với gần 10 năm gắn bó với nghề luật sư tranh tụng, tới ngày hôm nay, trong một vụ án chính trị ở Đà Nẵng, lần đầu tiên tôi bị buộc rời khỏi phòng xét xử trong khi chưa kết thúc phần tranh luận của mình. Một dấu lặng trên một đoạn đường khá dài mà tôi đã trải qua.